Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Ngâu

15:05 23/05/2017

Ngâu có tên khác: Mộc ngưu.

Họ: Xoan (Meliaceae).

Mô tả

Cây nhỡ, cao 4 - 7m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, dài 4 - 9cm, rộng 1,5 - 3cm, có 5 - 7 lá chét nhỏ, lá tận cùng lớn hơn, hình trứng ngược, gốc thuôn, đầu tù, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; cuống lá có cánh.

Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, đơn hoặc phân nhánh, có cuống mảnh, bằng hoặc dài hơn lá; hoa màu vàng, rất thơm; lưỡng tính hoặc hoa đực đo tiêu giảm; đài, tràng, nhị đều mẫu 5; bầu nhỏ, 2 ô.

Quả hạch, hình cầu, khi chín màu đỏ tươi, chứa 1 hạt có áo. Mùa hoa quả: tháng 5-7.

Ngâu và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Aglaia Lour, gồm một số loài là cây gỗ hay cây bụi, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, chi này có hơn 30 loài, trong đó ngâu vốn là cây mọc hoang dại và đã dược trồng phổ biến ở nhiều nơi, vói mục đích làm cảnh và lấy hoa ướp trà.

Cây cũng có nhiều ở Trung Quốc, Thái Lan và Philippin. Ngâu thuộc loại cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, mọc tự nhiên ở các kiểu rừng thưa (Võ Văn Chi, 1997), có bộ rẽ rất phái triển và có khả năng chịu hạn tốt. Cây trổng ra hoa quả nhiều hàng năm; tỷ lệ đậu quả thấp; chưa thấy cây con mọc từ hạt. Cách trổng phổ biến trong nhân dân là chiết cành. Ở một số đền, chùa và nhà thờ ở các tỉnh phía bắc, có những cây ngâu trồng làu đời (khoảng 100 năm tuổi) vẫn sinh trưởng, phát triển tốt.

Bộ phận dùng

Cành, lá và hoa.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng chống ung thư: Chất aglaiastatin A và aglaiastatin B có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào u K - ras - NRK in vitro với nồng độ ức chế 50% lần lượt là 5,0 ng/ml và 5,1 g/ml. Như vậy, các aglaiastatin có tác dụng ức chế chức năng sinh ung thư.

2. Tác dụng diệt côn trùng: Các chất thuộc dẫn chất H - cyclo pentatetrahydro benzofuran như rocaglaraid, desmethylrocaglamid, methyl rocaglat và rocaglaol chiết từ cành lá ngâu có tác dụng diệt côn trùng mạnh trên ấu trùng và sâu của loài sâu ngài Peridroma saucia. Chất rocaglamíd có tác dụng trên cả 2 loài sâu ngài là Peridroma saucìa và Spodoptera litura. Liều chết của ấu trùng p. saucia nếu thử tại chỗ là 0,32 ug và uống là 0,34 (ag. Các hợp chất damarantriterpen và aminopyrrolidin bis-amid như odorinol cũng được chiết từ ngâu, lại không có tác đụng trên p. saucia.

3. Độc tính cấp: Cho chuột cống trắng 5 tuần tuổi uống aglaiastaũn với liều 300 rag/kg, chuột không chết. Điều đó chứng tỏ thuốc có độc tính thấp vì nồng độ ức chế 50% sự phát triển của tế bào u K - ras - NRK chỉ là 5,1 ng/ml

Tính vị, công năng

Hoa ngâu có vị cay, ngọt, tính binh, có tác dụng hành khí, giải uất. Cành lá ngâu có tính bình, hơi ôn, có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, giảm đau. Rễ gây nôn.

Công dụng

Hoa ngâu thường được dùng để ướp chè, cất dầu thơm, chế hương liệu. Về mặt thuốc, hoa ngâu chữa khí uất, ngực đau nhói, ăn không tiêu, bụng đầy trướng. Rễ và quả ngâu tươi, giã nát chế với nước uống để gây nôn. Cành lá ngâu cũng gây nôn, và được dùng chữa cơn hen suyễn, đờm tắc nghẽn, sốt rét, vàng da. Ngày 10 - 16g sắc uống. Dùng ngoài, cành lá giã nát đắp hoặc nấu nước tấm trị ghẻ, mụn nhọt, đòn ngã tổn thương.

Bải thuốc có ngâu

1. Chữa sôi, vàng da: Lá ngâu, lá hoặc quả dành dành, mã đề, mỗi vị 10 - 16g, sắc uống.

2. Thuốc gãy nân để giải độc thực phẩm, đờm tích lâu ngày: Lá ngâu 20g, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, hoặc 30g sắc uống. Sau khi xổ đờm, hoặc nôn được chất độc ra, cho ăn cháo đậu xanh, rồi dùng thuốc khác điều trị triệu chứng còn lại.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC