Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần P

Phật thủ

09:05 25/05/2017

Citrus medica L. var. sarcodactylis (Noot.) Swingle

Tên khác : Bàn tay phật.

Tên nước ngoài: Finger-citron, bushuỉcan (Anh); main-de-Bouddha (Pháp).

Họ: Cam (Rutaceae).

Mô tả

Cây nhỏ hay cây nhỡ, thường xanh. Thân thẳng có gai ngắn và cứng. Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trứng, gốc tròn hơi thuôn, đầu tù, mép có răng cưa, hai mặt nhẵn; cuống lá không có cánh.

Hoa mọc riêng lẻ hoặc thành chùm ngắn ít hoa, màu trắng, phía dưới hơi đỏ; đài có 5 răng nhẵn; tràng 5 cánh; nhị nhiều; bầu hình trứng.

Quả có lá noãn rời nhau ở gần gốc, cong và cụp vào trong ở phía trên nom như bàn tay nhiều ngón, vỏ ngoài sần sùi, khi chín màu vàng, ruột trắng xốp.

Mùa hoa : tháng 5-8; mùa quả : tháng 10-12.

Phật thủ và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Phật thủ có nguồn gốc ở cận Himalaya, thuộc Đông - Bắc Ấn Độ và Mianma. Cây được trồng từ xa xưa ở Ân Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Ở Việt Nam, phật thủ được trồng rải rác ở các địa phương thuộc vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ;khu Bốn cũ và ở cả miền Nam. Trong khi đó, ở các nước ở vùng Đông Nam Á và Ấn Độ, cây được trồng ở cả vùng núi, đến độ cao 1300m.

Phật thủ là cây ưa ẩm, nhạy cảm với thời tiết có Sương mù cũng như với nhiệt độ cao. Cây chịu hạn kém và không chịu được ngập úng, dù chỉ 2-3 ngày. Ở một vài địa phương thuộc tỉnh Hà Tây (Ba Vì); Vĩnh Phúc (Lập Thạch, Tam Dương); Thái Nguyên (Phổ Yên, Phú Bình)... nhân dân thường trồng phật thủ xen với các loại cây ăn quả khác ở vườn nhà. Cây ra hoa quả hàng năm, thời gian để cho quả phát triển và chín kéo dài đến 9-10 tháng.

Cách trồng

Phật thủ dược trồng cả ở đồng bằng, trung du và miền núi, tập trung chủ yếu ở các vùng trung du.

Cây được nhân giống bằng chiết hoặc vít cành. Thời vụ chiết vào đầu xuân, trước khi cây ra lộc. Cành chiết sau mùa hạ có thể trồng vào mùa thu hoặc tiếp tục giâm đến mùa xuân năm sau. Đất đồi, đất vườn đều trồng được phật thủ, trừ những nơi úng ngập. Khi trồng, căn cứ vào độ lớn của cành chiết mà đào hố cho thích hợp. Khoảng cách giữa các hố từ 2,5 đến 3,5ra. Mỗi hố bón lót 20-25kg phân chuồng. Thỉnh thoảng, cần xói xáo, vun gốc. Hàng năm, bón thúc bằng phàn chuồng, nước phân, nước giải vào trước lúc ra lộc, ra hoa và khi quả đang lớn.

Cây phật thủ không có thân chính. Các cành thường nhổ, dài, mọc ra từ sát mặt đất, nằm nghiêng ngả. Do đó, phải dùng cây, que để chống đỡ.

Quả phật thủ chín có màu vàng, được thu hái vào dịp tết âm lịch. Ngoài mục đích làm thuốc, quả phật thủ còn được dùng để thờ cúng và làm mứt.

Bộ phận dùng

Quả thu hái vào mùa thu đông khi có màu vàng. Rễ lấy vào mùa thu. Lá thu hái quanh năm. Quả để nguyên hoặc chứng một giờ, thái phiến dày 3-4cm, rồi phơi âm can cho khô.

Thành phần hoá học

Quả phật thủ chứa sterolin, limettin, citropten, obacunon, citflavanon etrogol. He Haiyin; Ling Luoging và cộng sự đã tách và xác định cấu trúc của 2 đồng phân dime limettin từ quả phật thủ (CA, 107, 1987, 130908r).

Các tác giả trên cũng đã tách bằng sắc ký lớp mỏng trong phật thủ 10 chất đã được xác định, trong đó có citropen, nomilin, limonin, p sitosterol và acid palmitic... (CA, 109, 1988,156041 u).

Nomilin là một limonoid chủ yếu trong quả phật thủ, tiếp đến là limonin. Hàm lượng limonoid toàn phần trong hạt là cao nhất 3270-1600 ppm.

Trong quả trưởng thành, limonoid toàn phần đạt mức cao vào tháng 11 sau giảm xuống nhanh chóng vào tháng 12, rồi lại tăng lên trong tháng hai. Hàm lượng limonoid giảm nhanh khi quả chín già (Cai, Huhua; Kharel Ganga... CA, 119, 1993, 91420 b)

Fleisher, Zhenia; Fleicher Aleander phân tích thành phần tinh dầu của quả và lá phật thủ bằng GCMS thấy có 94 thành phần, chủ yếu là ỉũnomen (81,34%, 37,13%) geraniol (4,24-8,22%) geranion (0,24%-6,21%) neral (2,53%-5,ll%) và nerol (0,22- 4,83%) theo thứ tự là những thành phần chính của 2 loại tinh dầu từ quả và lá phật thủ (CA, 116,1992, 27783 h).

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng kháng khuẩn : Tinh dầu phật thủ có tác dụng kháng khuẩn khá tốt trên vi khuẩn gram dương như Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, nhưng không có tác dạng trên vi khuẩn gram âm như Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa.

2. Tác dụng kháng nấm : Tinh đầu phật thủ có tác dụng kháng nấm tốt trên Aspergillus fumigatus, A. niger, Candida albicans, Microsporum canis, Trichophyton rubrum.

3. Tác dụng kích thích tiêu hoá : Thử trên chuột cống trắng thấy tinh dầu phật thủ làm tăng sự tiêu thụ thức ăn. Sau 60 ngày, thể trọng chuột tăng rõ.

4. Thử độc tính trường diễn : Cho chuột cống trắng uống lâu dài tinh dầu phật thủ trong nước không la thay đổi có ý nghĩa các thông số như hemoglobin toa phần, công thức bạch cầu, glucose huyết, protein huyết, cholesterol huyết, urê huyết và một số enzvm như aspaitat-amino-transaminase, alanin-amino transaminase; phosphatase kiềm.

Tính vị, công năng

Quả phật thủ có vị cay, chụa, đắng, tính ấm vào kinh phế và tỳ, có tác dụng hành khí, chỉ thống kiên vị, mạnh tỳ, hoá đờm, cầm nôn.

Công dụng

Phật thủ dược dùng chữa bụng đầy trướng, đau dạ đày, chán ăn, nôn mửa, ho dai dẳng có nhiều đờm. Liều dùng hàng ngày : 3-10g cùi quả khô dạng thuốc sắc, hoặc dùng vỏ quả ngâm rượu uống. Để chữa viêm dạ dày mạn tính, đau dây thần kinh vùng bụng : Lấy cùi và vỏ quả phật thủ tươi 10-15g hoặc khô 6g lát mỏng, ngâm trong nưóc sôi và uống thay trà. Khi không có quả có thể dùng hoa, lá, rễ để thay thế.

Ở Ân Độ, dịch phật thủ được dùng chữa scorbut, chống khát, chống nôn, hạ sốt. Nước cất vỏ quả có tác dụng an thần chữa nhức đầu, hạ sốt.

Bài thuốc có phật thủ

Chữa ho đờm, viêm khí quản mạn tính: Nhai cùi lẫn vỏ phật thủ, nuốt nước. Hoặc phật thủ và bán hạ (chế với gừng), mỗi vị 6g, sắc uống. Có thể thêm đường cho dễ uống.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC