Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần R

Rắn Biển

10:05 23/05/2017

Rắn Biển có tên khác: Đẻn, đẻn biển, đẹn, hèo.

Tên nước ngoài: Sea snake, sea - serpent (Anh).

Nhóm động vật có nọc độc, có đặc điểm và cấu tạo thích nghi với đời sống ở biển. Thân nhỏ, thon dài 1 - 2 m hoặc hơn, có vảy, dẹt bên ở phần sau, đuôi hoàn toàn dẹt như cái mái chèo. Đầu nhỏ phủ các phiến sừng, lỗ mũi nằm ở trên miệng có nắp đậy ngăn nước không lọt được vào khoang mũi. Răng có nọc độc nằm ở hàm trên, nọc rất độc có thể làm chết người. Các nhà nghiên cứu hải dương học chuyên về đặc sản biển đã sưu tầm và thống kê được rất nhiều loài rắn biển thuộc những chi khác nhau với trữ lượng rất lớn, trong đó chỉ có vài loài được dùng làm thuốc phổ biến như đẻn cơm, đẻn khoanh, đẻn vết. màu trắng đục hoặc lục vàng, các khoanh màu đen không bao hết thân.

Mô tả

Đẻn cơm - Lapemis hardwickii Gray, thuộc họ Rắn biển (Hydrophiidae). Thân to dày, dài khoảng 1 m. Đầu rộng, lưng màu vàng lục, nhạt có rất nhiều vạch ngang (khoanh) màu lục sẫm có thể bao quanh thân thành các vòng tròn.

2. Đèn khoanh - Hydrophis cyanocinctus Daudin, thuộc họ Rắn biển (Hydrophiidae). Thân dài gần 2 m,

3. Đẻn vết - Hydrophis ornatus Gray, thuộc họ Rắn biển (Hydrophiidae). Thân hình trụ, tròn, dài 1 - 1,5 m. Lưng màu xám hoặc trắng nhạt, các khoanh sẫm màu xếp sít nhau không bao quanh bụng. Bụng màu trắng hay vàng nhạt.

Phân bố, sinh thái

Trên thế giới, rắn biển có 16 chi và khoảng 50 loài, phân bố ở vùng biển nhiệt đới thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, có 13 loài thường gặp từ Bắc đến Nam, nhiều nhất ở phía đông vịnh Bắc Bộ và vùng biển Vũng Tàu. Rắn biển ăn cá và đẻ con. Người ta không tổ chức khai thác riêng các loại rắn biển mà thường khai thác lẫn vói các loài cá bằng lưới kéo.

Bộ phận dùng

- Thịt rắn biển được chế biến như sau: Bắt rắn về, rửa nước cho sạch. Buộc đầu rổi treo lên hoặc ghim đầu vào một tấm ván, cầm đuôi kéo căng mình rắn, lấy dao rạch một đường từ cổ họng xuống tận đuôi. Bỏ phủ tạng chỉ giữ lại mỡ. Rửa sạch máu ở mình rắn bằng cồn 90° (không rửa nước), ngâm rượu hoặc phơi, sấy khô.

- Mật rắn biển.

- Nọc rắn biển Thành phần hoá học Thịt rắn biển chứa protid và nhiều acid amin gần giống với acid amin của rắn hổ mang và nhiều loại rắn độc khác. Đó là arginin, cystin, cystein, corin, glycin, isoleucin, leucin, lycin, histiđin, acid glutamic, ornithin, hydroxyprolin, acid aminobutyric, threonin, tyrosin, valin, trong đó 3 acid amin là arginin, glycin và hydroxyprolin mà rắn ở cạn không có. Mật rắn biển có acid mật và nhiều chất khác như trong mật của các rắn ở cạn.

Tỉnh vị, công năng, công dụng

- Thịt rắn biển ăn ngon. Không riêng ở Việt Nam mà ở Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nước khác ở Đông Nam Á, người ta cũng hay ăn thịt rắn biển. Ngư dân Nhật rất ưa thịt rắn biển xông khói hoặc rán. Ở nhiều vùng, người ta còn lấy ruột rắn biển cho lợn ăn rất tốt. 

Về mặt y học, thịt rắn biển có vị mặn, tính ấm, có tác dụng tăng trọng và chống viêm rõ rệt trên thực nghiệm. Rắn biển ngâm rượu là dạng đùng thông dụng nhất để chữa viêm da khớp dạng thấp, thoái hoá cột sống, viêm thần kinh toạ. Thuốc không gây tác dụng phụ, làm bệnh nhân ăn ngủ tốt tăng cân. Có thể lấy thịt và cả xương rắn biển sấy khồ, tán bột, rây mịn rồi làm thành viên uống. Dùng trong thời gian dài. Nhiều người dân biển còn dùng máu rắn biển để chữa đau lưng, đau xương.

- Mật rắn biển cổ vị hơi ngọt, đắng, có tác dụng chống viêm, an thần, gâv ngủ.

- Nọc rắn biển rất độc như nọc của đèn cơm có độ dộc gấp 5 lần nọc rắn hổ mang. Nọc của một vài loài rắn biển cũng đã được nghiên cứu để chế các dạng thuốc đùng chữa bệnh như nọc của các loài rắn độc trên cạn. Viện Pasteur ở Nha Trang đã điều chế huyết thanh chống nọc rắn biển.

- Mỡ rắn biển rán lấy nước, bôi cũng chữa bỏng như các loại mỡ động vật khác.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC