Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần S

Sâm Vũ Diệp

15:05 15/05/2017

Sâm Vũ Diệp có tên đồng nghĩa: Panax pseudo-ginseng Wall. var. bipinnatifidus (Seem.) Li, Aralia bipinnatifida c. B. Clarke

Tên khác: Tam thất lá xẻ, vũ diệp tam thất, trúc tiết nhân sâm, tam thất hoang.

Họ: Nhân sâm (Araliaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,3 - 0,5 m. Rễ củ dài, vặn vẹo, có nhiêu đốt và những vêt sẹo to do thân cây nạng để lại, đầu rễ có hình con quay. Thân mảnh, thường đơn độc, mọc thẳng, rỗng giữa, có vạch dọc. Lá kép chân vịt gồm 2 - 3 cái mọc vòng; lá chét 5 - 7 (ít khi 3) thuôn, dài 2,5 -14 cm, rộng 1,5-4 cm, gốc tròn, đầu thuôn thành mũi nhọn, xẻ thùy lông chim không đều, mép khía răng, có lông.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành tán đơn; hoa màu trắng lục; 5 cánh hoa; 5 nhị; bầu 2 - 3 ô.

Quả mọng, hình cầu hơi dẹt, màu đỏ, có chấm đen ở đầu; hạt 2 - 3, hình cầu. Mùa hoa quả: tháng 7-9.

Phân bố, sinh thái

Sâm vũ diệp và tam thất hoang (P. stipuleanatus H. T. Tsai et K. M. Feng) là hai loài sâm mọc tự nhiên được phát hiện tương đối sớm ở Việt Nam. Ngay từ năm 1961, sau khi được thành lập và tiếp nhận Trại cây thuốc Sa Pa về Viện Dược liệu, cán bộ công nhân viên của Trại thuốc đã được nhân dân địa phương (người H'Mông) cho biết trên dãy Hoàng Liên Sơn có cây thuốc quý với tên gọi "Co dì thạnh" hoặc "phan xiết", được mô tả giống cây nhân sâm. Tuy nhiên, mãi đến năm 1964, Phòng Sưu tầm (nay là Phòng Tài nguyên) mới thu được tiêu bản của cây thuốc này.

Trên thế giới, sâm vũ diệp được phát hiện và định tên khoa học từ năm 1868(,) . Cây phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nê Pan (vùng cận Himalaya). Sa Pa ở Việt Nam cũng là điểm phân bố cuối cùng của sâm vũ diệp về phía nam (khoảng 23° vĩ tuyến Bắc). Sâm vũ diệp chỉ thấy mọc tự nhiên ở khu vực núi Hoàng Liên Sơn. Năm 1973, cây đã được phát hiện ngay ở núi Hàm Rồng, sát thị trấn Sa Pa, ở độ cao hơn 1600 m.

Hiện nay, vùng phân bố của sâm vũ diệp đã bị thu hẹp dần, từ độ cao khoảng 1800 m trở lên, cây được coi là cực hiếm. Đó là hậu quả của nạn phá rừng và khai thác bừa bãi nhiều năm nay. Sâm vũ diệp là cây thảo ưa bóng và đặc biệt ưa ẩm, thường mọc rải rác hay tập trung (vài chục khóm) dưới tán rừng ẩm, gần như quanh năm có sương mù.

Quần hệ rừng nơi có sâm vũ diệp được xác định là rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi cao (dưới 2200 m). Rừng có kết cấu 3 tầng rõ rệt. Tầng vượt tán có các cây gỗ lớn, cao tới 30 m, thuộc các họ Fagaceae (với các đại diện của chi Lithocarpus, Castanopsis, Quercus); Magnoliaceae (Magnolia, Mangletia); Pentaphyllaceae (Pentaphylax); Theaceae (Schima)... Rải rác có nơi gặp cả các cây Lá kim như pơ mu {Fokienia hodginsii). Tầng lập tán cao khoảng 20 m, gồm các cây gỗ thuộc họ Lauraceae, Magnoliaceae, Aceraceae, Rhodoleiaceae, Theaceae, Illicaceae và Araliaceae (Schefjlera, Trevesia)... Tầng cây bụi và cỏ quyết thường gặp các loài thuộc họ Rubiaceae, Acanthaceae, Rosaceae (Rubus), Polỵgonaceae (Polygonum),    Lamiaceae,    Asparagaceae, Convallariaceae, Cyperaceae (Carex), Polypodiaceae (Colysis)... Do đặc điểm của loại hình sống trên núi cao ẩm, nên trên thân các cây gỗ có nhiều rêu và một số loài sống phụ sinh khác thuộc các họ. Orchidaceae, Hymenopohyllaceae, Ericaceae ịVaccinium)... Đất nơi có sâm vũ diệp mọc được xác định là feralit có mùn trên núi. Lớp mùn này được tạo thành bởi lá cây mục nát lâu ngày, đất có màu nâu đen, tơi xốp và dễ thấm nước. Có những chỗ sâm vũ diệp mọc lẫn với thảm rêu dày trên hốc đá hay ở gốc cây gỗ lớn.

Sâm vũ diệp còn là cây ưa khí hậu ẩm mát. Các chỉ số về khí hậu ở Trạm quan trắc đèo Hoàng Liên Sơn, cho thấy ở những nơi còn rừng trên núi cao có nhiệt độ trung bình năm 12,8°c, về mùa đông thường có băng giá; lượng mưa : 3552 mm/năm; lượng bốc hơi là 494 mm/năm và độ ẩm không khí trung bình khoảng 90%. Điều đó có thể khẳng định sâm vũ diệp đã tồn tại và phát triển vững bền từ bao đời nay trong một điều kiện khí hậu có nền nhiệt độ khá thấp.

Sâm vũ diệp sinh trưởng, phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm. Hàng năm vào khoảng cuối tháng 2 đầu tháng 3, từ phần đầu mầm thân rễ phân nhánh ngang nằm sát mặt đất sẽ mọc lên một hay vài chồi thân (tùy thuộc vào số đầu mầm thân rễ phân nhánh). Chồi này sinh trưởng nhanh trong vòng một tháng đã ra lá và gần đạt được chiều cao cực đại. Đến tháng 4, mỗi thân mang lá có thể cho ra một cụm hoa. Quả xanh quan sát được vào cuối tháng 4 - 6 ; đến tháng 7, quả đã chín và rụng xuống xung quanh gốc cây mẹ. Do quả chín đúng vào thời kỳ có lượng mưa lớn (tháng 7-8) nên hạt giống thường bị cuốn trôi, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tái sình tự nhiên của sàm vũ diệp. Sau khi quả chín, từ tháng 9-10, toàn bộ phần thân trên mặt đất tàn lụi qua mùa đông để lộ ra những vết sẹo trên thân rẻ khá rõ. Đó là dấu hiệu giúp cho việc xác định tuổi của cây. Cũng vào lúc này chồi mới (chồi ngủ qua đông) bắt đầu hình thành ở phía dầu thâu rễ. Phương thức sinh trưởng này đã làm cho phần thân rễ của cây ngày một phát triển thêm về chiều dài. Hiện nay Phòng Tài nguyên (Viện Dược liệu) đang lưu trữ một mẫu ngâm của câv sâm vũ diệp, có 28 vết thân và nặng 450 g (Nguyễn Tập thu thập năm 1992).

Sâm vũ diệp cùng với sâm Ngọc Linh và tam thất hoang được xác định là những loài cây thuốc đặc biêt quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao ở Việt Nam (Nguyễn Tập, 1984, 1985, 1986 và 2000). Từ năm 1992 đến nay, với nỗ lực bảo tồn nhũng loài cây thuốc này, việc thu thập, đưa về trồng bảo tồn ngoại vi (Exsitu) tại Trại thuốc Sa Pa (Viện Dược liệu) và dưới tán rừng tự nhiên (có trồng thảo quả) đã thu được những kết quả khả quan. Cây trồng bằng hạt hoặc bằng đầu mầm thân rễ đều có tỷ lệ sống khá cao. Sâm vũ diệp trồng ở Trại thuốc Sa Pa đuợc tiến hành dưới vườn có mái che.

Mặc dù vậy, hiện nay sâm vũ diệp vẫn đang là đối tượng có nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao và được bảo vệ nghiêm ngặt.

Bộ phận dùng

Rễ củ.

Tác dụng dược lý

- Tác dụng gây động dục : Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng theo phương pháp Alien - Doisy, sâm vũ diệp vói liều 5g và 10g/kg thể trọng dùng trong 6 ngày liên tục làm xuất hiện tế bào sừng hóa trên phiến đồ âm đạo của những chuột đã thiến buồng trứng với tỷ lệ 60 - 80% trong khi đó nhân sâm Triểu Tiên dùng với liểu 5,0g/kg cũng thể hiện tác dụng trên với tỷ lệ 80%. Kết quả thí nghiệm cho thấy sâm vũ diệp có tác dụng gây động dục trên động vật thí nghiệm.

-Tác dụng hướng sinh dục : Thí nghiêm trên chuột cống trắng còn non cả đực lẫn cái theo phương pháp Segaloff, Aschheim - Zondek, sâm vũ diệp dùng bằng đường uống với liều 3g và 5g/kg thể trọng, trong 6 ngày liên tiếp không làm tăng trọng lượng tử cung và tinh hoàn, nhưng làm tăng trọng lượng túi tinh và tuyến tiền liệt ở chuột cống đực còn non (tuy chưa có sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê).

- Ảnh hưởng đối với hệ thẩn kinh trung ương : Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, quan sát ảnh hưởng của sâm vũ diệp đối với thuốc gây ngủ. Sâm vũ diệp uống với liều thấp (0,5g/kg) không ảnh hưởng rõ rệt hoặc có chiều hướng rút ngắn thời gian gây ngủ của hexobarbital, còn với liểu cao (5,0g/kg) lại có tác dụng kéo dài thời gian gây ngủ của hexobarbital một cách rõ rệt. Ngoài ra, ở lô thí nghiệm dùng thuốc gây ngủ với liều thấp dưới ngưỡng gây ngủ thì ở lô không dùng sâm vũ diệp không có chuột nào ngủ, nhưng ỏ lô dùng trước sâm vũ diệp cũng như dùng nhân sâm thi hầu hết chuột thí nghiệm đểu ngủ say.

- Tăng sừc dẻo dai của động vật thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trên chuột nhắt trắng, dùng phương pháp chuột bơi của Brekhman. Kết quả thí nghiệm cho thấy sâm vũ diệp không kéo dài được thời gian chuột bơi, chưa thể hiện tác dụng tăng sức dẻo dai của cơ thể.

- Tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể: Bằng phương pháp chiếu xạ tia gamma cho chuột cống trắng, trong thí nghiệm dùng tia gamma với liều cao (1500 renghen), sâm vũ diệp vói liều 5g/kg có tác dụng kéo dài thời gian sống của động vật thí nghiệm, số ngày sống của chuột ở lô dùng sâm vũ diệp là 5,4 ngày, còn ở lô đối chứng là 4,8 ngày. Tuy vậy, cuối cùng tỷ lệ tử vong ở cả 2 lô đều như nhau. Trong thí nghiệm dùng tia gamma với liều thấp (500 renghen), tình hình giảm bạch cầu và quá trình hồi phục số lượng bạch cầu ở cả 2 lô dối chứng và dùng sâm vũ diệp là tương đương nhau, còn số lượng hồng cầu ở cả 2 lô đều không có biến đổi đáng kể, nhưng về mặt hình dáng thì hồng cầu ở cả 2 lô đều biến dạng thành hình quả nhót. Trong thí nghiệm cho động vật tiếp xúc với môi trường nóng, chuột được nhốt vào những tủ có nhiệt độ hằng định là 42°c trong những khoảng thời gian nhất định, so sánh tỷ lệ động vật chết giữa lô dùng thuốc và lô chứng. Kết quả thí nghiệm cho thấy sâm vũ diệp với liều 5g/kg thể trọng không có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của cơ thể đối với yếu tố nóng hại.

- Tác dụng tán huyết: Bằng phương pháp dùng máu bò dã loại fibrin, sâm vũ điệp có chỉ số tán huyết là 40 - 50, trong khi đó cùng điêu kiện giống nhau, tam thất có chỉ số tán huyết là 20.

- Độc tính cấp: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, sâm vũ diệp được dùng qua đường uống và tiêm phúc mạc. Kết quả thí nghiệm cho thấy bằng đường uống sâm vũ diệp đã dùng với liều 100g/kg thể trọng, chuột vẫn sống bình thường. Điều này chứng tỏ sâm vũ diệp dùng bằng đường uống có độ độc cấp tính rất thấp. Bằng đường tiêm phúc mạc, LD50 của sâm vũ diệp là 9,6 - 10,9 g/kg, của tam thất là 9 g/kg và của nhân sâm là 16,5 g/kg.

Tính vị, công năng

Sâm vũ diệp có vị đắng, ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng dưỡng huyết, hoạt lạc, chỉ huyết, tán ứ.

Công dụng

Theo kinh nghiệm nhân dân, sâm vũ diệp dược dùng làm thuốc bổ huyết nhất là cho phụ nữ sau khi đẻ và người cao tuổi. Cách dùng: rễ thái mỏng, phơi khô, sắc nước uống, hoặc ninh vói chân giò, hoặc tán bột hầm với thịt gà.

Sâm vũ diệp còn được dùng cầm máu, tán ứ tiêu sưng. Dùng ngoài, rẽ phơi khô tán bột mịn, rắc chữa chảy máu và làm vết thương mau lành .R- sâm vũ diệp còn được ngâm rượu rồi chiết dưới dạn tinh sâm dùng rất tốt, lại có tác dụng kích thích sinh dục.

Ngoài ra, nhân dân ở vùng trồng còn tận dụng cả thân và lá để nấu cao. Cao này pha với nước hoăc rượu để uống cũng có tác dụng như rễ.

Ở Trung Quốc sâm vũ diệp là thuốc chữa hư lao, thổ huyết, chảy máu cam dòn ngã tổn thương.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC