Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần S

Sắn Thuyền

10:05 11/05/2017

Syzygium resinosurti (Gagnep.) Merr. et Perry

Tên đồng nghĩa: Syzygium polyanthum (Wight) Walp.

Tên khác: sắn vó.

Tên nước ngoài: Resine eugenia (Anh).

Họ: Sim (Myrtaceae).

Mô tả

Cây nhỡ, cao 5 - 7 m, Thân thẳng, hình trụ. Cành mảnh vươn dài, lúc đầu dẹt sau hình trụ, màu hung đỏ. Lá mọc đối, hình mác hoặc hình bầu dục, dài 6 - 9cm, rộng 2 - 4,5 cm, gốc thuôn, đầu tù, mặt trên sẫm bóng, khi khô trở thành màu đen, mặt dưới nhạt có những tuyến nhỏ; cuống lá ngắn.

Cụm hoa mọc ở kẽ những lá đã rụng thành chùy phân nhánh, dài 2 - 3 cm, hoa nhiều; đài có 4 răng ngắn; tràng 4 cánh mỏng hình mắt chim, rời nhau; nhị nhiều; bầu lõm.

Quả hình cầu, nhỏ như quả vối, đường kính : 6 - 9mm, khi chín màu đỏ tím, ăn được, chứa một hạt.

Mùa hoa quả : tháng 7-9.

Phân bố, sinh thái

Chi Syzygium Gaertn. gồm các loài phần lớn cây gỗ hoặc cây bụi, phân bố ở vùng nhiệt đới cổ. Đông Nam Á và Nam Á là khu vực có sự đa dạng cao về thành phần loài của chi này, Ân Độ có 75 loài, Việt Nam 55 loài... Một số loài cho gỗ, vài loài khác có quả ăn được. Loài sắn thuyền là đặc hữu ở Đông Dương. Tuy nhiên, cây cũng đã được phát hiện ở phía nam Trung Quốc (giáp Việt Nam).

Sắn thuyền thường mọc rải rác ở ven rừng ẩm, dọc hành lang ven suối ở cửa rừng. Ở các tỉnh phía nam, sắn thuyền mọc trên các bờ kênh rạch. Cây ưa khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình 22 - 26°C; lượng mưa 1500 - 3000 mm/năm, cây có thể sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất, đặc biệt là các loại đất feralit vàng đỏ, đất mùn trên núi có tầng đất thịt dày. Sắn thuyền là cây phân bố tương đối rộng ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng núi thấp, trung du kể cả ở đồng bằng (miền Trung và Nam Bộ). Cây ra hoa, quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Ngoài ra, cây còn có khả năng tái sinh cây chồi từ gốc sau khi bị chặt.

Cách trồng

Sắn thuyền được nhân giống tự nhiên chủ yếu bằng hạt. Vào mùa thu, quả chín rụng xuống, đến mùa xuân mọc thành cây con, lúc này đánh cây về trồng. Sau khi bén rễ, cây không cần chăm sóc nhiều.

Bộ phận dùng

Lá và vỏ cây thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học

Lá sắn thuvền chứa tinh dầu, chất nhựa, chất nhầy và tanin. Quả có các hợp chất phenol, các glvcosiđ petunidin và malvidin. Hai hợp chất này khi thủy phân cho petunidin và malvidin. Trong hoa, có kaempferol và các hợp chất triterpen.

Tác dụng dược lý

Các tác giả Đỗ Phú Đông, Phạm Văn Nông và cộng sự ở Bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng đã nghiên cứu thực nghiệm về cây sắn thuyền và đã có những kết luận sau:

1. Lá sắn thuyền giã nhỏ có tác dụng ức chế một số vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Bacillus pyogenies, Bacillus proteus.

2. Lá sắn thuyền tươi giã nát đắp lên vết thương thực nghiêm trên động vật có tác dụng làm se vết thương, chống nhiễm khuẩn, giúp tổ chức hạt phát triển mạnh, đồng thời đảm bảo toàn trạng động vật thí nghiệm mạnh khỏe. Bột lá sắn thuyền khô mịn cũng có tác dụng tốt.

3. Đối với quá trình viêm, lá sắn thuyền có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình tiêu viêm, tăng cường hiên tượng thực bào, rút ngắn thời gian hàn gắn những tổ chức bị tổn thương.

4. Trên tiêu bản tai thỏ cô lập, lá sán thuyền có tác dụng làm dãn mạch rõ rệt.

Tính vị, công năng

Vỏ và lá sắn thuyều có vị đắng, chát, tính mát vào các kinh tràng và vị, có tác dụng thu sáp, cầm tả lỵ.

Công dụng

Ngoài việc dùng lá sắn thuyền non để ăn gỏi, vỏ thân để xăm thuyền, lá sắn thuyền tươi còn được giã nát đắp chữa vết thương chảy mủ dai dẳng, vết mổ nhiễm khuẩn, vết bỏng, gãy xương hở. Dựa vào kinh nghiệm trên, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng đã dùng lá sắn thuyền chữa có kết quả những vết thương nhiễm khuẩn, làm cho vết thương chóng khô, chóng lên da non, và đặc biệt là không bị sẹo lồi.

Trạm Nghiên cứu dược liệu Thái Bình đã bào chế thuốc mỡ sắn thuyền dùng bôi ngoài chữa các thể chàm có kết quả tốt. Thuốc gồm sắn thuyền lOg, nghể răm 6g, trầu không 2g, phèn phi 2g, vaselin lOOg. Các dược liệu nấu thành cao mềm, phèn phi tán bột. Tất cả trộn với vaselin, đánh nhuyễn thành thuốc mỡ.

Để chữa kiết lỵ mạn tính, lấy vỏ sắn thuyền khô 12g, thân rễ cây seo gà 30g, cám gạo nếp rang cho thật vàng thơm 30g, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Vỏ sắn thuyền sấy khô, tán bột cho uống mỗi lần 2g với nước cơm lại chữa trẻ em tiêu chảy ngày đêm không ngớt (Nam dược thần hiệu).

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC