Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần S

Sen Cạn

10:05 12/05/2017

Sen Cạn có tên khác: Địa liên.

Tên nước ngoài: Indian cress, climbing nasturtium (Anh); cresson des Indes, capucine (Pháp).

Họ: Sen cạn (Tropaeolaceae).

Mô tả

Cây thảo leo, sống hằng năm, cao 30 - 50 cm. Thân cành nhẵn, màu lục nhạt. Lá mọc so le, phiến rất mỏng, hình tròn, có cạnh, hai mặt nhẩn gần như cùng màu lục nhạt, gân hình khiên, tỏa tròn như lá sen; không có lá kèm; cuống lá dài, đính vào giữa phiến lá. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá trên một cuống dài mảnh, màu vàng, đỏ da cam hay trắng (hiếm hơn); đài 5 răng hình tam giác, có một răng mang cựa hình nón, cong nhọn ở đầu; tràng 5 cánh không đều, xếp xen kẽ với các lá dài, 3 cái trước dài và hẹp hơn; nhị 8, rời nhau; bầu thượng 3 ô.

Quả hình cầu, cấu tạo bởi 3 mảnh vỏ có thành dày, khi chín tách khỏi trục giữa; hạt không có nội nhũ. Mùa hoa quả: tháng 2-4.

Phân bố, sinh thái

Chi Tropaeolum L. gồm nhiều loài thân leo cuốn hay mọc bò lan, phân bố chủ yếu ở vùng nam Mỹ. Ớ Ấn Độ có 3 loài, Việt Nam chỉ có một loài sen cạn. Sen cạn có nguồn gốc ở châu Mỹ, sau được du nhập đi khắp nơi để trồng làm cảnh. Ngày nay, có nhiều giống sen cạn khác nhau, có hoa đơn, hoa kép; hoa màu vàng, vàng-cam, đỏ hoặc trắng. Tùy theo đặc điểm sinh học của từng giống, có thể trồng được ở vùng nhiệt đối, cận nhiệt đói và cả ở vùng ôn đới ấm. Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á là những nơi trồng nhiều sen cạn. Sen cạn được nhập vào Việt Nam khoảng 100 năm trở lại đây. Giống sen cạn có hoa màu vàng cam, họng đỏ trồng được cả ở vùng nóng các tỉnh phía nam, vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ. Gần đây cây còn dược trồng nhiều ở Sa Pa và phát triển tốt. Sen cạn sinh trưởng mạnh trong vụ xuân - hè. Trồng ở nơi dãi nắng, cây có nhiều hoa quả, tái sinh tự nhiên bằng hạt và mọc chồi khỏe, tàn lụi vào mùa đông. Cách trồng Sen cạn chủ yếu được trồng làm cảnh trong chậu, bồn hoặc ở vườn với quy mô nhỏ. Cây được nhân giống bằng hạt. Hạt nảy mầm sau 1-2 tuần ở 20°c. Cây con đánh trồng khó sống, nên gieo thẳng. Đối với giống hoa kép, bắt buộc phải nhân vô tính, thường bằng cách giâm cành.

Bộ phận dùng

Toàn cây, thu hái quanh năm, dùng tươi. 

Tác dụng dược lý

Năm 1972, Nguyễn Đức Minh và cộng sự đã nghiên cứu thấy toàn cây sen cạn có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn gram + và gram Dạng chiết bằng ether ethylic từ sen cạn, pha loãng 1:50 cho vòng vô khuẩn lớn nhất: 65 mm đối với Streptococcus haemolytỉcus, 60 mm với Bacillus subtilis, 40 nun với Staphylococcus aureus 209 p, 35mm với Diplococcus pneumoniae, và 30 nun với các chủng Corynebacterium diphíheriae nitis, c. diphtheriae gravis, Salmonella para-typhi, Shigella dysenteriae và Vibrio cholerae Ogawa. Theo tài liệu nước ngoài, thành phần có tác dụng kháng khuẩn của sen cạn là phần tinh dầu benzyl isothiocyanat. Chất này tồn tại trong được liệu dưới dạng glucosid • không hoạt tính được gọi là glucotropacolin (C14H18KNS209H20).

Trong hạt sen cạn có 0,97% benzyl isothiocyanat. Phổ kháng khuẩn của benzyl isothiocyanat khá rộng, ức chế sự phát triển của nhiều chủng gram + và gram - như Staphylococcus aureus. Streptococcus haemolyticus, Enterococcu Bacillus typhi, B. dysenteriae, B. anthracis B subtilìs trực khuẩn kháng acid. Thuốc cũng có tác dụng đối vớ một số nấm gây bệnh. Nồng độ có tác dụng ức chế vi khuẩn là 1 - 3fig/ml. Đối với những vi khuẩn có thể chuyển thành nha bào và những vi khuẩn thường gây nhiễm ở mắt; thuốc có tác đụng ức chế tốt. Đối với những vi khuẩn đã kháng thuốc với những kháng sinh thường đùng trong điều trị viêm nhiễm đường tiết niêu benzyl isothiocyanat cũng có tác dạng.

Thuốc còn có tác dụng tăng cường hiệu lực kháng khuẩn của chloromycetin và có ưu điểm là không gây hại hệ vi sinh vật dường tiêu hóa, và nhờn thuốc. Thuốc có tác dụng kích thích không đặc hiệu, tăng cường hoạt động hệ thống lưới nội bì dẫn đến tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể, kích thích sản xuất các kháng thể trong trường hợp nhiễm trùng. Thuốc được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa, bài tiết qua thận, một phần qua đường hô hấp và niêm mạc ruột.

Về độc tính cấp, benzyl isothiocyanat có các trị số LD50 như sau: trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm phúc mạc và đường uống tương ứng là 76 - 107mg/kg và 134mg/kg, trên chuột lang là 68mg/kg và 81mg/kg, trên chuột cống trắng là 72mg/kg và 128mg/kg. Ở Đức, một dạng chiết từ sen cạn đã được dùng làm thuốc kháng khuẩn với tên là tromalyt.

Tính vị, công năng

Sen cạn có vị cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Công dụng

Ngay từ ngày đầu mói phát hiện vào thế kỷ 16, ở nguyên quán (Nam Mỹ) người ta đã dùng các bộ phận của sen cạn làm rau ăn. Lá non ăn được như rau xà lách. Nụ hoa và quả còn xanh ngâm giấm làm gia Vị như dưa chuột, có mùi vị của cải xoong rất được ưa chuộng. về mặt y học, hạt sen cạn được sử dụng làm thuốc lâu đời ở Peru để chữa viêm bàng quang và viêm phê quản. Do có hàm lượng vitamin c cao, nên sen cạn được dùng chữa bệnh scorbut bằng cách ăn lá non và hoa hàng ngày như ăn rau sống trong các bữa ăn. Lá tươi hoặc hạt sen cạn (2 - 3g) giã nhỏ hãm vói 100 nil nước sôi trong 5 phút, thêm chất thơm uống làm 2-3 lần sau bữa ăn để chữa ho, viêm phổi, viêm phế quán mạn tính. Nước sắc của lá (15 - 30g cho một lít nước) uống xa các bữa ăn có tác dụng chữa viêm bàng quang- Dùng nước sắc này dể súc miệng và ngậm làm chac chân răng. Muốn bảo quản được lâu và có thuốc dùng khi cần thiết có thể ngâm lá sen cạn vào rượu trắng rồi lọc đóng chai.

Lá và hạt sen cạn phối hợp với lá tầm ma, lá hoàng dương mỗi thứ lOOg, để tươi, thái nhỏ ngâm với 1/2 lít cồn 90° trong 15 ngày. Lọc lấy dịch, thêm 1/2 lít nước đun sôi để nguội, hoặc nước hãm các lá thơm. Dùng nước này chải tóc và bôi lên da dầu nhiều lần trong ngày, chữa bệnh rụng tóc, kích thích sự mọc tóc và sức sống của da đầu. Quả sen cạn (0,6g) nghiền với đường hoặc mật, uống trước khi di ngủ chữa táo bón. Ngoài ra sen cạn được mệnh danh là hoa của tình yêu vì có tác dụng trẻ hóa, chống già, kích thích sinh dục. Hiện nay, sen cạn được dùng chủ yếu chữa viêm nhiễm đường tiết niệu và đường hô hấp. Ở Trung Quốc, hoa sen cạn dùng phối hợp vói dã cúc hoa, giã nát đắp chữa mắt đỏ sưng đau.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC