Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thài Lài Tía

16:05 12/05/2017

 Thài Lài Tía có tên khác: Rau trai, hồng trai.

Tên nước ngoài: Wandering jew, spidevvort (Anh); misère (Pháp).

Họ: Thài lài (Commeỉinaceae).

Mô tả

Cây thảo, mọc bò, cao 20 - 25 cm. Thân mọc sát mặt dất, phán nhánh, bén rễ và phình ở các mấu, sau vươn thẳng, có lông trắng ở gần mấu. Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 2,5 - 5 cm, rộng 1,5 - 2,5 cm, gốc tròn, đầu thuôn nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên màu xanh lục có vân dọc màu trắng, mặt dưới tía; cuống ngắn; bẹ lá dài 6 - lOmra.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm co lại nằm trong 2 lá bắc dạng lá hàn liền; hoa màu hồng, tụ họp 1 - 2 cái; đài 3 răng dài, màu trắng lục, hàn liền ở phía dưối thành ống; tràng 3 cánh dính Liền thành ống màu trắng; nhị 6, gần bằng nhau, chỉ nhị có lông dài; bầu 3 ô không đều, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả nang; hạt nhiều, có áo. Mùa hoa quả: tháng 3-6.

Phân bố sinh thái

Chi Zebrina Schnizl. gần đây được Brummitt (1992) đề nghị lấy lại tên cũ do Linné đã xác định từ năm 1753 là Tradescandia L., gồm một số loài phân bố rải rác lchắp các vùng nhiệt đới. Hiện nay thài lài tía chưa rõ về nguồn gốc, có vùng phân bố tự nhiên từ phía nam Trung Quốc đến Lào, Việt Nam và một vài nước khác ở Đông - Nam Á. Ở Việt Nam, thài lài tía thường thấy ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình và Thanh Hóa. Cây còn được trổng làm cảnh.

Thài lài tía là cây ưa sáng, chịu được hạn, thường mọc ở núi đá vôi; sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, nửa tàn lụi về mùa đông; có hoa quả hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Từng đoạn thân cành khi bị cắt rời khỏi cây, vẫn có khả năng tái sinh.

Cách trồng

Thài lài tía sống lâu năm, có hoa, lá đẹp, nên được trồng làm cảnh và làm thuốc. Khi trồng, chỉ cần lấy một đoạn thân còn tươi dài 20 - 30 cm giâm vào bồn hay chậu. Có thể trồng quanh năm, luôn giữ ẩm, thỉnh thoảng bón ít phân vi sinh hoặc đạm. Cây không hay bị sâu bệnh.

Bộ phận dùng

Toàn cây thu hái quanh năm, phơi hay sấy khô.

Tính vị, công năng

Thài lài tía có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng lợi niệu, nhuận tràng, thanh nhiệt, tiêu độc, lương huyết, tiêu thũng, trừ ho.

Công dụng

Cả cây thài lài tía được dùng chữa kiết lỵ, đái buốt, táo bón. Liều dùng: 30 - 40 g cây khô sắc uống. Dùng ngoài, cây tươi giã nát đắp chữa vết thương, tụ máu, sưng tấy, mụn nhọt, chốc lở. Ở Vân Nam Trung Quốc, thài lài tía chữa thủy thũng, sỏi niệu đạo, viêm họng, viêm ruột, tiêu chảy, ho, thổ huyết, mắt đỏ sưng đau, bỏng lửa, bạch đới, đái đục, bệnh lậu, lỵ, mụn nhọt, nhức đầu.

Bài ỉhuốc có thài lải tía

1. Chữa đái buốt, kiết lỵ: Thài lài tía 30 g, mộc thông hay mã dề 20 g. sắc uống ngày một thang.

2. Chữa mụn nhọt, sưng tấy: Thài lài tía, cây thuốc bỏng, mỗi vị 30 g, để tươi, giã nát, thêm nưốc gạn uống, bã đắp vào chỗ sung.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC