Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thanh Long

09:05 13/05/2017

Thanh Long có tên đồng nghĩa :Cereus triangularis Haw.

Tên khác :Tương liên, cây lòng chảo

Tên nước ngoài :œil - de - dragon (Pháp).

Họ :Xương rồng (Cactaceae).

Mô Tả

Cây leo bám, thường xanh, sống biểu sinh, có rễ khí sinh. Thân rất dài, có 3 cạnh rộng, mép uốn lượn. Hoa to, hình ống, dài 20 - 25 cm, nở về buổi chiều; bao hoa gồm các bộ phận ở ngoài có màu vàng và cong ra phía ngoài, các bộ phận ở trong mọc đứng và màu trắng; nhị và nhụy có màu trắng sữa. Quả hình trái xoan, đường kính 8-10 cm, nhẵn bóng, có nhiều vảy mảnh, khi chín màu đỏ hồng, thịt màu trắng đục chứa nhiều hạt nhỏ màu đen như hạt vừng, ăn được. Mùa hoa quả: tháng 5-7.

Phân bố, sinh thái

Chi Hylòcereus (Berger) Britt. & Rose chỉ có một loài là cây thanh long ở Việt Nam. Cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Trung Mỹ, từ Mêhicô đến Côlômbia. Hiện nay cây được trồng rải rác khắp các vùng nhiệt đới, nhất là các nước ỏ khu vực Đông - Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, thanh long không rõ được nhập nội vào thời gian nào. Cây trồng có nhiều ở các tỉnh từ Bình Thuận, Ninh Thuận trở vào. Gần đây, cây được trồng thêm ở Khánh Hòa và Tây Nguyên. Ở các tỉnh phía nam, cây cho thu hoạch nhiều quả, ngược lại được trồng ở các tỉnh xung quanh Hà Nội cây trồng chỉ để làm cảnh, vì hoa đẹp. Thanh long là cây đặc biệt ưa sáng. Điều kiện được chiếu sáng nhiều (cường độ cũng như độ chiếu sáng dài ngày) thích nghi cho cây sinh trưởng phát triển mạnh, ra hoa quả nhiều. Cây có khả năng chịu hạn cao, hệ thống rễ chùm thuộc loại rề khí sinh, vừa có chức năng dinh dưỡng, vừa dể bám cho cây leo. Quả thanh long có nhiều hạt nhỏ, hiện chưa rõ hạt có khả năng nảy mầm hav không. Cây còn có khả năng tái sinh dinh dưỡng khỏe. Từng đoạn thân riêng rẽ đem vùi xuống đất, thậm chí chỉ cần buộc vào giá thể vẫn có thể mọc thành cây mới.

Cách trồng

Thanh long có 2 giống: giống quả tròn và giống quả dài. Giống quả tròn có năng suất cao, sai quả, qua to có thể đạt 600 - 700 g, được trồng phổ biến hơn giống quả dài. Thanh long được nhân giống bằng các hom thân, dài 60 - 80 cm. Thời vụ trồng tùy theo từng địa phương. Ở Phú Yên, Khánh Hòa thường trổng vào tháng 7 - 8, ở Ninh Thuận, Bình Thuận trồng lừ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Cây không kén đất, có thể trồng được ở đất xấu, đất cát, đất mặn nhưng phải bảo đảm tưới và tiêu nước thuận lợi.

Thanh long là loại cây mọc dựa, vì vậv cần có cây choái. Có thể dùng cây choái sống hoặc cây đã chết. Cây choái sống thường dùng là cây ké, me tây, vông, cây cóc có đường kính thân lớn hơn 10 cm. Cần trồng cây choái trước 1-1,5 năm với khoảng cách 4 X 4, 4 X 5 hoặc 5 X 5 m. Cây choái chết cần dùng loại gỗ tốt như căm xe, cà tri có chiều dài khoảng 3m, đường kính 15 cm đủ chịu đựng được một chu kỳ kinh tế của thanh long là 15 năm. Cọc choái chôn sâu 50 cm với khoảng cách 3 X 3 m. Trên đầu choái còn có thể làm giàn cho cây bò. Xung quanh mỗi choái, đào 4 - 5 hố sâu 40 cm, rộng 20 - 30 cm; mỗi hố bón lót 5 - 7 kg phân chuồng, sau đó trồng một hom giống sâu 20 cm. Trồng xong tưới nước 3-4 ngày một lần. Mùa khô từ năm thứ hai trở đi tưới 7 ngày một lần. Thường xuyên trừ cỏ dại. Có thể dùng rơm, rạ, cỏ khô phủ gốc, vừa giữ ẩm, vừa hạn chế cỏ dại.

Hàng năm, cần bón lót 2 lần, khi cây nuôi quả và sau thu hoạch. Năm đầu bón mỗi cây 50 g phân hỗn hợp NPK, các năm sau tăng dần đến 500 g. Nên pha phân vào nước để tưới quanh gốc. Khi thanh long chưa bò lên giàn, cần buộc dây tạo điều kiện cho rỗ phụ bám vào cây choái. Sau mỗi lần thu hoạch quả, cần tỉa bớt cành già, cành sâu bệnh, cành chồng lên nhau. Thanh long thường bị kiến và bọ cánh cứng gây hại. Kiến hại vào thời kỳ ra hoa kết quả, dùng Lindafor 4G (10 kg/ha) hoặc Basudin 10H (3-4 kg/ha) rắc vào gốc. Bọ cánh cứng cắn chồi non và tai quả, trừ diệt bằng phun Metafos 20 EC (0,2 - 0,3%). Quả thanh long chín từ tháng 3 đến Iháng 10, tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Khi chín, vỏ quả từ màu dỏ tươi chuvển sang đỏ thẫm. Cây trồng sau một năm bắt đầu cho quả, và tăng dần từ năm thứ hai.

Bộ phận dùng

Hoa và quả, thu hái vào mùa hè, thu. Dùng tươi hay phơi khô. Còn dùng thân.

Thành phần hóa học

Từ thanh long, người ta đã phân lập được n- hentriacontan (C3IH64), p-sitosterol và một vài sterol khác.

Tính vị, công năng

Thanh long có vị ngọt, tính hơi hàn. Quả thanh long có tác dụng giải nhiột, giải khát, lợi tiểu, nhuận tràng. Hoa thanh long có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, giải độc, chỉ khái (ngừng ho).

Công dụng

Quả thanh long là một loại quả ngon, rất được ưa chuộng ỏ các nưốc nhiệt đới và ôn đới. Thịt quả ăn mềm, ngọt, hơi chua, rất mát, thường được dùng làm món tráng miệng sau mỗi bữa ăn. Nhiều người thích trộn thêm đường và đá. Về mặt thuốc, quả thanh long được dùng giải khát trong các trường hợp háo nhiệt, khát nước, làm cơ thể đỡ mệt. Người có nhiều rôm sảy và hay bị táo bón ăn quả thanh long rất tốt. Người ta đã tính rằng mỗi ngày ăn 600 - 700 g quả thanh long (bằng 2 quả to) đủ cung cấp lượng vitamin c cần thiết cho cơ thể, phòng chống được bệnh scorbut và một số chứng chảy máu thông thường. Ngoài ra, ở Đài Loan quả thanh long được dùng điều trị bệnh cao huyết áp. Ở Trung Quốc, hoa thanh long 15 - 30 g, sắc nước uống hoặc nấu với thịt lợn nạc làm canh ăn chữa viêm phế quản, lao phổi, lao hạch. Thân cây thanh long (bỏ vỏ và gai) giã nát đắp chữa mụn nhọt, gãy xương kín.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC