Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thổ Hoàng Liên

12:05 13/05/2017

Thalictrum foliolosum DC.

Tên nước ngoài: Meadovv - rue (Anh); pigamon, rhubarbe des pauvres (Pháp).

Họ: Mao lương (Ranunculaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, cao 40 - 50 cm. Thân mảnh, nhẵn, mọc lòa xoà. Rễ vặn vẹo có thịt màu vàng tươi. Lá kép có cuống dài và bẹ ngắn, xẻ 3 lần lông chim, lá chét hình tròn hoặc bầu dục, mép khía răng tròn, mặt trên màu lục, mặt dưới màu xám nhạt, lá chét tận cùng lớn hơn.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùy rộng gồm nhiều hoa nhỏ, màu tím nhạt.

Quả nhỏ, giống như hạt thóc, đầu có mũi nhọn.

Mùa hoa quả: tháng 10-12.

Phân bố, sinh thái

Thalictrum L. là một chi lớn, gồm khoảng 200 loài, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm Băc bán cầu, chỉ một số ít loài thấy ở Nam Mỹ, Nam Phi hoặc vùng nhiệt đới núi cao của châu Á. Ở Trung Quốc có 70 loài; Đài Loan 6 loài; Ấn Độ gần 50 loài... ở Việt Nam, theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu hiện đã biết 3 loài (Nguyễn Tập, 2000). Trong đó, loài thổ hoàng liên phân bố phổ biến ở xã Tả Phin huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai; thị trấn Bình Lư - Phong Thổ; Tả Ngào, Hồng Thu, Tả Phin - Sìn Hỗ; huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu; xã Phố Là, sủng Là, thị trấn Phó Bảng - Đổng Văn tỉnh Hà Giang. Nhìn chung, các điểm phân bố của thổ hoàng liên cho thấy cây chỉ có ở vùng núi cao giáp biên giới phía bắc, từ vĩ tuyến 23° trở lên. Việt Nam là điểm phân bố cuối cùng về phía nam của loài này trên bản đồ thế giới, bao gồm Trung Quốc, Ân Độ và NêPan.

Thổ hoàng liên là cây thảo, phần thân lá trên mặt đất nửa tàn lụi vào mùa đông. Cây ưa sáng, có thể hơi chịu bóng và thường mọc lẫn với các loại cây bụi thấp và cỏ ở chân núi đá vôi, bờ nương rẫy, ở độ cao từ 1300 đến 1700 m. Ở Việt Nam, cây sinh trưởng và phát triển tự nhiên tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới núi cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 13 đến 15,3°C; nhiệt độ tối cao tuyệt đối 31°c và tối thấp tuyệt đối có thể 0°c vào tháng 12 và tháng 1. Lượng mưa hàng năm: 1400 - 2800 mm/năm. Độ ẩm không khí: 80 - 85%; đo cây thường mọc ở chỗ trống trải, nên lượng bốc hơi hàng năm thường cao, đặc biệt vào các tháng 3 - 4; 9 - 10.

Hàng năm, vào cuối tháng 2, đầu tháng 3, từ gốc thổ hoàng liên mọc lên nhiều chồi. Loại chổi này sinh trưởng nhanh trong mùa xuân - hè, rồi ra hoa. Chiều cao của cây lúc này có thể đạt 1,3 m (cây đang trồng ở Trại thuốc Sa Pa - Viện Dược liệu). Đến tháng 10 - 11, quả già, chỉ còn những nhánh thân mọc lên từ lứa chồi hè - thu (muộn), không ra hoa quả có thể tồn tại qua đông. Thổ hoàng liên ra hoa quả nhiều, nhưng lượng cây con mọc từ hạt trong tự nhiên rất hạn chế.

Ở Việt Nam thổ hoàng liên được xếp vào diện những cây thuốc quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng (Nguyễn Tập, 1984, 1985, 2001). Thực tế này là hậu quả của nạn phá rừng ở vùng cao (Sìn Hồ, Phong Thổ - Lai Châu; Sa Pa - Lào Cai), cùng với việc khai thác nhiều năm (1970 - 1990). Gần đây, với nỗ lực trong một chương trình bảo tổn, thổ hoàng liên đã được thu thập về trồng ở trại thuốc Sa Pa - Viện Dược liệu và Trung tâm khoa học kỹ thuật giống cây trồng Phó Bảng - Hà Giang. Cây được trồng bằng các phần gốc còn mang rễ. Cây trồng vào tháng 12 đến tháng 2 đều đảm bảo sống 100%.

Bộ phận dùng

Thân rễ, đào lấy lúc trời khô ráo, rửa nước thật nhanh cho sạch đất cát, cắt bỏ rễ con và gốc thân, rồi phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Thân rễ thổ hoàng liên chứa berberin 0,35%, magnoflorin, palmatin 0,03%, jatrorhizin 0,02% (The Wealth of India X, 1976).

Ngoài ra, thổ hoàng liên còn có thalictrin, magnoflorin (Trung thảo dược học II, 1976).

Theo Đỗ Tất Lợi và cs, 1962, thổ hoàng liên chứa 2,39% berberin.

Theo Dược diển Việt Nam I, tập 2, 1983, thân rễ thổ hoàng liên phải chứa ít nhất 0,5% berberin.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng kháng khuẩn: Cao khô chiết từ rễ thổ hoàng liên bằng methanol được 20,1%, dùng phương pháp khoanh giấy trên thạch với đường kính 12 mm. Lượng cao trong mỗi khoanh giấy là 3000, 2000 và 1000 |ig, có so sánh với gentamycin 10 |ig và neomycin 30 fig. Các vi khuẩn thử là Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Streptococcus faecalis. Kết quả: Cao thuốc liều 3000 ng có tác dụng tương tự gentamycin. Neomycin tác dụng yếu hơn trên K.pneumoniae và S.faecalis, nhưng lại tác dụng mạnh hơn trên 3 vi khuẩn còn lại. Liều 2000 |ig có tác dụng kém, liều 1000 ng gần như không có tác dụng. Các nồng độ trên không có tác dụng trên nấm.

2. Độc tính cấp: Cao khô chiết bằng ethanol 50% của rễ thổ hoàng liên, thử trên chuột nhắt trắng tiêm trong màng bụng, có LD50 = 125 mg/kg.

Tính vị, công năng

Rễ thổ hoàng liên có vị rất đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong.

Công dụng

Rễ thổ hoàng liên dược dùng chữa ly, hoàng dàn đầy hơi. Dùng ngoài, rễ chữa đau mắt và mụn nhọt. Thường dược dùng thay vị hoàng liên. Ở Trung Quốc rễ thổ hoàng liên còn được dùng trị sỏi khó mọc .Ngày 2 - 4 g chia làm 2 - 3 lần uống dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc viên. Dạng thuốc sắc quá đắng khó uống.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC