Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thủy Xương Bồ

15:05 15/05/2017

Thủy Xương Bồ có tên khác :Bổ bồ.

Tên nước ngoài :Sweet flag, myrtle flag, calamus (Anh); acore odorant, acore vrai, roseau odorant (Pháp).

Họ :Ráy (Araceae).

Mô tả

Cây thảo lớn, sống nhiều năm, cao 0,8 - 1 m. Thân rễ mọc bò ngang, ngập sâu trong bùn, dài 50 cm hoặc hơn, thường không phân nhánh. Lá mọc ốp vào nhau, hình dải, có thể dài 60 - 100cm, đầu nhọn, mép nguyên, hơi lượn sóng, gân chính nổi gổ rất rõ, hai mặt nhẩn gần như cùng màu.

Cụm hoa mọc trên đỉnh một trục dạng lá, trông như mọc ở bên lá thành bông hình trụ hơi cong, bao bọc bởi một mo ngắn dạng lá sôm rụng; hoa nhiều, lưỡng tính, màu vàng, bao hoa có 6 mảnh; nhị 6, chỉ nhị ngắn; bầu gần hình trụ chứa nhiều noãn. Quả mọng, thuôn, khi chín màu dỏ. Mùa hoa : tháng 4-7.

Phân bố, sinh thái

Căn cứ vào hệ gen, nhiều tác giả đã chia thủy xương bồ thành một số dưới loài nhu sau :

- Acorus calamus L. var. americanus (Raf.) Wulff. là dạng lưỡng bội hữu thụ; phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ và Canada.

- Acorus calamus L. var. calamus : dạng tam bội bất thụ; phân bố ở châu Âu, Himalaya, ôn đới thuộc Ân Độ và một phần Bắc Mỹ.

- Acorns calamus L. var. angustatus Bess. : dạng tứ bội, một phần hữu thụ; phân bố chủ yếu ở dông và đông nam châu Á, bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc đến Malaysia.

- Acorus calamus L. var. verus L.: kiểu sinh thái nhiệt đới, nhằm phân biệt với các taxon kể trên. Như vậy, taxon vẫn được gọi là thủy xương bồ ở Việt Nam, thuộc dạng tứ bội (A. calamus L. var. angustatus Bess.).

Cây có lá mọc thẳng, kích thưóc lớn hơn hẳn loài thạch xương bồ thường gặp ò vùng núi. Ở Việt Nam, thủy xương bổ có trữ lượng ít hơn thạch xương bồ. Cây phân bố chủ yếu ở vùng núi dưới 1500 m, đôi khi thấy ở cả vùng trung du. Các tỉnh có thủy xương bồ là Lào Cai (Sa Pa, Than Uyên), Yên Bái (Mù Cang Chải, Yên Bình); Tuyên Quang (Chiêm Hoá, Na Hang, Sơn Dương); Phú Thọ (Thanh Sơn); Hoà Bình (Mai Châu, Tân Lạc, Kỳ Sơn...); Thanh Hoá (Bá Thước, cẩm Thủy...) và một số tỉnh khác ở vùng Đông Bắc và miền Trung. Cây thường mọc trên đất lầy thụt ven suối hav ruộng ngập nước ở cửa rừng. Tuy nhiên, cây còn mọc được ở đất không ngập nước, song luôn ẩm ở dưới chân núi hay thung lũng (xã Lao Chải, huyện Sa Pa - Lào Cai; xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương - Tuyên Quang...)' 0 Hợp tác xã Thuốc dân tộc chùa Bộc Hà Nội; Trạm Nghiên cứu dược liệu Thanh Hoá và nhiều trạm y tế xã ở tỉnh Hải Dương, ngưòi ta trồng thủy xương bỗ ngay tại vườn, cây vẫn sinh trưởng phát triển tốt. Từ các đẫn liệu trên cho thấy, thủy xương bồ là cây có thể sống ở đất ngập nước hoặc không ngập.

Cây đặc biệt ưa ẩm, có thể hơi chịu bóng. Những cây trồng được chăm sóc tốt sau 2 năm mối thấy ra hoa quả. Tái sinh tự nhiên chủ yếu do phát tán hạt theo dòng nước. Thủy xương bồ có khả năng đẻ nhánh khỏe, trồng được bằng các nhánh con tách từ thân rễ. Sự gia tăng số nhánh theo cấp số nhân, nên thủy xương bồ thường tạo thành các khóm lớn, với khối lượng thản rễ đến trên 200 gam.

Cách trồng

Thủy xương bồ được trồng ở một số cơ sở y học dân tộc như Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hải Dương... Cây sống lâu năm, đẻ nhánh từ thân rễ và được nhân giống bằng tách mầm, mỗi khóm trồng 2-3 mầm. Có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa xuân - hè, cây sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh khỏe. Đất trồng thủy xương bồ phải là ruộng có nưóc quanh năm. Cẩn cày, bừa sục bùn, san phẳng rồi trồng như trổng lúa với khoảng cách 30 - 40 X 50 cm. Phân bón chủ yếu là phân chuồng bón lót. Nếu để lâu năm, hàng năm cần bón thêm phân chuồng, làm cỏ, sục bùn. Cũng có thể trồng trên cạn, nhưng phải trồng chỗ đất thấp, ẩm ưót. Cây ít có sâu bệnh.

Bộ phận dùng

Thân rễ. Đào lấy thân rẽ già rửa sạch đất cát, xếp lên giàn và dốt lửa ở dưới cho cháy hết các bẹ, rễ con và giảm bớt độ ẩm. Sau đó, cắt thành từng đoạn 8-15 cm, đem phơi nắng và sấy ở 50 - 60° đến khô.

Tác dụng dược lý

Cao cồn rễ thủy xương bồ có tác dụng diệt Entamoeba histolytica với nồng độ có tác dụng thấp nhất 1:320. Chất a - asaron có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, phế cầu, và trên lâm sàng, có tác dụng với bệnh viêm phổi trẻ em và hen phế quản. Các chất a - asaron, ß - asaron và Y - asaron có tác dụng chống co thắt cơ trơn khí quản và hổi tràng cô lập chuột lang gây bởi acetylcholin, histamin, serotonin và bari clorid, trong đó a - asaron có tác dụng mạnh nhất. Tinh dầu thủy xương bồ có tác dụng chống co thắt trên ruột, động mạch chủ và tử cung thỏ cô lập. Cao thủy xương bồ tiêm phúc mạc có tác dụng ức chế co cơ vân, (cơ thẳng bụng ếch cô lập) gây bởi cafein citrat, có tác dụng làm giảm lực co cơ tim và giảm nhịp tim ở ếch, ức chế hoạt động vận động tự nhiên và làm giảm trạng thái tăng hoạt động gây bởi amphetamin ở chuột nhắt trắng, tác dụng vếu hơn clorpromazin; còn có tác đụng an thần và gâv trấn lĩnh. Trong thử nghiệm in vivo trên động vật, thủy xương bồ có tác dụng kháng hislamin, chống co giật, hạ nhiệt, hạ huyết áp, giảm đau, chống viêm, giãn phế quản, ức chế hô hấp, độc hại gan và chống rung cơ.

Tuy vậy, những thử nghiệm khác cho kết quà âm tính đối với một số hoạt tính này. Bên cạnh p - asaron còn một số hợp chất khác cũng gây co thắt. Cao cồn thủy xương bồ có hoạt tính chống tiết dịch vị và chống gây loét ở chuột cống trắng thắt môn vị và được cho reserpin và cysteamin, và có tác dụng bảo vệ có ý nghĩa chống các thuốc phá hủy tế bào Những kết quả này xác nhận tính đúng đắn của việc sử dụng thủy xương bổ trong y học cổ truyền để điều trị bệnh dạ dày. Cao cồn, cao nước và tinh dầu thủy xương bồ có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương trên chó trong dó tinh dầu có tác dụng mạnh hơn. Khi tiêm phúc mạc, tinh dầu có tác dụng bảo vệ chống sự duỗi co cứng của chân sau trong co giật gây bằng điện. Tinh dầu và asaron có tác dụng gây giãn cũng như chống co thắt đối với nhiều chất gây co thắt ở những cơ quan khác nhau của nhiều loài động vật. Các thành phần a - asaron và p - asaron có tác dụng kéo dài giấc ngủ gây bởi pentobarbital, hexobarbital và ethanol ở chuột nhắt trắng, p - asaron tạo thuận lợi cho sốc điện và cơn động kinh do metrazol, trong khi a - asaron có tác dụng bảo vệ nhẹ đối với cả hai loại động kinh. Cả hai loại asaron làm giảm thân nhiệt chuột nhắt trắng và có tác dụng ức chế trên tim. Asaron dự phòng sự giảm acid ascorbic ở tuyến thượng thận chuột cống trắng trong trạng thái stress do lạnh; liều cao tinh dầu ức chế monoamin oxydase. Cao thủy xương bồ làm tăng đáng kể thời gian tiềm tàng của cơn động kinh gây bỏi pentylentetraxol. Như vậy, việc dùng cao thủy xương bồ kết hợp với việc dùng liều giảm bớt các thuốc tiêu chuẩn để điều trị cơn động kinh nhỏ có thể có tác dụng tốt.

Thủy xương bổ có tác dụng dự phòng và điều trị loạn nhịp tim gây trên động vật bằng bari clorid, strophantin hoặc do thắt động mạch vành trái. Trên lâm sàng, thủy xương bồ có tác dụng điều hoà nhịp tim trong các trường hợp nhịp xoang nhanh, nhịp đa huyệt xoang nút, ngoại tâm thu thành chuỗi. Nhưng kết quả không đều đặn đổi với rung tâm nhĩ, hoặc ngoại tâm thu nhịp hai, nhịp ba dã có khá lâu. Một hoạt chất từ thủy xương bồ có tác dụng gây giảm lipid máu. Cao thủy xương bồ có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm và có tác dụng đối với đỉa. Thân rễ có tác dụng diệt côn trùng với nhiều loài côn trùng. Một nghiên cứu dài hạn về tác dụng gây ung thư của tinh dầu thủy xương bồ nguồn gốc Ấn Độ chứa khoảng 80% p - asaron trên chuột cống trắng cho thấy tinh dầu này gây ung thư ở vùng hành tá tràng sau khi cho uống. Tác dụng gây ung thư này được quy cho (3 - asaron. Cũng nhặn xét thấy tác dụng gây đột biến của p - asaron trong thử nghiệm với Salmonella typhimurium chủng TA 100. Ngoài ra, p - asaron cũng biểu lộ tác dụng mạnh gây sai cấu trúc nhiễm sắc thể ở tế bào lympho người in vitro sau sự hoạt hóa chuyển hóa. Thủy xương bồ có độc tính tiếp xúc, và tinh dầu gây vô sinh ở một số côn trùng. Trong một số diều kiện, thủy xương bồ có độc tính, gây rối loạn tiêu hóa, viôm dạ dày - ruột và táo bón kéo dài, tiếp theo là tiêu chảy và đi ngoài ra máu. Thủy xương bồ bị cấm sử dụng ở Hoa Kỳ và Canada, vì đã gây ung thư trên đông vật thí nghiệm được diều trị dài ngày với thủy xương bồ. Tinh dầu gây viêm da khi tiếp xúc với da.

Tính vị, công năng

Giống như thạch xương bồ.

Công dụng

Ở Việt Nam, thủy xương bồ có những tác dụng tương tự như thạch xương bồ như giúp tiêu hóa, dịu cơn đau, thông kinh lạc, sáng mắt, thính tai, trị thấp khóp, cảm sốt, tiêu chảy, chữa rắn cắn. Ngoài ra, thủy xương bồ còn được dùng làm thuốc trị viêm đường hô hấp, hen phế quản, bệnh về tim. Dùng ngoài, thủy xương bồ nấu nước tắm trị bệnh ngoài da, rửa chữa trĩ. Thuốc còn có tác dụng diệt chấy rận, sâu bọ. Ngày dùng 3 - 8g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Thủy xương bồ và thạch xương bồ có thể dùng thay thế lẫn cho nhau. Kiêng kỵ : Âm hư, hoạt tinh, ra nhiều mồ hôi không nên dùng. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, thân rễ thủy xương bồ được dùng uống làm thuốc bổ, kích thích làm ãn ngon, dỗ tiêu, diều trị trướng bụng và tiêu chảy. Còn dùng làm thuốc long đờm và diều trị thấp khớp và dộng kinh. Nước hãm uống làm cho thị giác và thính giác tốt hơn. Thân rễ và cây dược dùng làm thuốc hạ sốt. Nước sắc dùng ngoài tắm nóng để làm mát.

Thủy xương bổ cũng có trong thành phần cao dán trị một số bệnh về móng chân tay. Trong y học cổ truyền Ấn Độ, thân rỗ thủy xương bồ được dùng để kích thích tiêu hóa, chữa bệnh vê dạ dày, cơn đau bụng trẻ em, làm thuốc thông trung tiện, trị tiêu chảy, lỵ, khó tiêu do giảm trương lực, giun, nôn mửa, và là thuốc long đờm, an thần, chống co thắt, trị hen, động kinh và những rối loạn tâm thần khác như hysteria, mất ngủ. Dùng riông hoặc phối hợp với nhiều dược liệu khác. Còn dùng ngâm trong mật ong uống dể trị càm lạnh, ho, viêm phế quản Irẻ em. Thủy xương bồ giã với ít muối còn trị khó tiêu cho gia súc. Thủy xương bồ có trong thành phần mội số bài thuốc gồm nhiều dược liệu dể điều trị các chứng bệnh như sỏi niệu, bệnh tim, tăng huyết áp, thiếu máu cục bộ, sốt rét, đau kinh. ỏ Indonesia và Malaysia, thân rẻ thủy xương bổ thường được dùng ngoài trị viêm, thấp khớp, đau lưng, bệnh ngoài da, và dùng uổng sau khi đẻ; còn dùng phối hợp với các dược liệu khác trong điều trị rối loạn cơ.

Ở Philippin, thủy xương bồ dùng nhai trị đau răng, và làm thuốc kích thích thông trung tiện và chống thấp khóp. Ở Thái Lan, thân rễ là thuốc thông trung tiện, giảm đau, trị giun, tiêu chảy và lỵ. Ở Brunei, thủy xương bồ dược dùng trị viêm dạ dày, tiêu chảy và giải độc. Ở Papua Niu Ghinê, lá thủy xương bồ có tác dụng bổ và nhai trị đau răng. Rễ giã nát được xát trên tóc tri chấy. Ở Nhật Bản, tinh dầu thủy xương bồ được pha vào nước tắm để trị bệnh ngoài da và làm tăng tuần hoàn. Trong y học Ưnani (Hy Lạp - Ả Rập), thủy xương bổ được dùng trị bệnh tim mạch. Trong liệu pháp thực vật, thân rễ thủy xương bồ, dựa trên các thành phần, có thể gọi là thuốc hương liệu đắng, được dùng chủ yếu làm dễ tiêu, thông trung tiện (dùng trong) và dùng ngoài làm thuốc gây sung huyết da và làm nước tắm để điều trị chứng tăng tiết bã nhcrn.

Dầu thơm từ thân rễ không chỉ dùng làm thuốc, mà còn để làm thơm các đồ uống có cồn, kẹo, bánh ngọt, dùng trong nước hoa. Để diệt côn trùng, thường dùng dạng phun mù bột lá nhũ hóa. Dùng bột thân rễ phun trong nhà kho và trang trại dể bảo vệ lúa gạo và đỗ đậu dự trữ chống côn trùng rất có hiệu quả và kinh tế. Thân rễ tán bột cũng có thể làm giảm mức độ nhiễm nấm và vi khuẩn. Ở Nepal, khoảng 2g thân rễ thủy xương bồ nhai và nuốt nước chậm hoặc sắc nước uống làm 2 lần trong ngày lúc còn ấm, làm thuốc long đồm, chữa ho, viêm họng và cảm sốt. Liều 2 - 3g thân rễ dược nhai và nuốt với nước ấm trưóc khi đi ngủ trong 3 ngày hay hơn để trị giun. Thủy xương bồ còn được dùng để trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ và viêm phế quản. Thân rỗ tán bột trộn với dầu cải, đun lên cho ấm nóng và bôi đều đận vào hậu môn đề chữa tri. Bài thuốc có thủy xương bồ

1. Chữa tăng huyết áp ở người cao luổi : Thủy xương bổ 8g; bạch truật, hạt sen, ý dĩ, hoài sơn, mỗi vị 16g; đảng sâm, hạt muồng, ngưu tất, mỗi vị 12g; tâm sen 8g; dăng tâm 4g. sắc uống ngày một thang.

2. Chữa hen, viêm phổi cấp và mạn (thuốc tiêm) Alpha - asaron (chiết từ thủy xương bồ) 0,01 g, cồn 95° 0,2 ml, tvveen vừa đủ, nưóc cất vừa đủ 2 ml (một ống tiêm).

3. Chữa viêm phôi trẻ em có sốt cao, khó thở: Thủy xương bồ, mạch môn, phục linh, mỗi vị 8g; nhân sâm, táo nhân, hoàng liên, trúc nhự, mỗi vị 6g; nam tinh chế 4g; bán hạ chế, gừng sống, trần bì, cam thảo, chỉ thực, mỗi vị 2g. sắc uống trong ngày.

4. Chữa cảm gió lạnh, động kinh hôn mẻ : Thủy xương bồ, địa liền, mỗi vị 8g sắc uống.

5. Chữa tai ù, hay quên, mệt mởi: Thủy xương bồ, phơi khô trong râm, tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g.

6. Chữa đái đục, đái ra dưỡng trấp : Thủy xương bồ, tỳ giải, ô được, lượng bằng nhau. Tán bột, uống vói nước muối, mỗi lần 16g.

7. Chữa đái ra dưỡng trấp có lẫn máu : Thủy xương bồ 8g; đảng sâm, hoàng kỳ, mạch môn, hoàng cầm, xa tiền, viễn chí, sài hồ, xích phục linh, liên nhục, mỗi vị 12g; cam thảo, đan bì, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

8. Chữa đái dầm : a) Thủy xương bồ 6g; thục địa, hoài sơn, ngưu tất, mỗi vị 12g; sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, phá cố chỉ, ích trí nhân, tang phiêu tiêu, mỗi vị 8g; ô dược 6g. Sắc uống trong ngày. b) Thủy xương bồ 6g, đảng sâm 16g; tang phiêu tiêu, long cốt, mẫu lệ, phục thần, mỗi vị 12g; viễn chí, đương quy, quy bản, mỗi vị 8g. sắc uống trong ngày.

9. Chữa đau kinh, chảy máu và đau lưng trong thời kỳ mang thai: Dịch ép thân rễ thủy xương bồ trộn với rễ diếp cá và thân hành tỏi (lượng bằng nhau) được dùng uống, mỗi lần một thìa cà phô, ngày một lần trong 3 ngày.

10. Chữa đau kinh : Thân rễ thủy xương bồ 20g, thân rễ trầu không 15g, ngó sen lOg. Làm thành 10 viên hoàn, mỗi ngày uống 1 viên trong 5 ngày liền từ ngày đầu có kinh.

11. 'Chữa hen : Bột thân rễ thủy xương bồ (2g), uống với mật ong ngày 3 - 4 lần, đều dặn trong 15 ngày để tậ hen.

12. Chữa trầm cảm, hoang tưởng, do giác : a) Thủy xương bổ 6g, phục thần 12g; trúc lịch hương phụ, uất kim, mỗi vị 8g; trần bì, nam tinh chế viễn chí, mỗi vị 6g. sắc uống ngày một thang. b) Thủy xương bồ 8g, đảng sâm 16g; phục thần mạch môn, thiên môn, huyền sâm, câu đằng, mỗi vi 12g; bối mẫu, đởm tinh, viễn chí, liên kiều, mỗi vị 8g Sắc uống ngày một thang.

13. Chữa tai biến mạch máu não có hôn mê thể liêt cứng : ' ' Thủy xương bồ 6g, câu đằng 16g; trúc lịch, nam tinh chế, uất kim, thiên trúc hoàng, mỗi vị 8g; hoàng liên 4g, sừng dê tán nhỏ 0,8g (uống riông). sắc uống ngày một thang.

14. Chữa hay quên, mất ý thức, dẩn độn trong di chứng viêm não Nhật Bản B hay trong tâm thần phản liệt: Thủy xương bồ, viễn chí, táo nhân sao đen, mạch môn, thảo quyết minh sao, huyền sâm mỗi vị 8g. sắc uống trong ngày.

15. Chữa co giật trẻ em :

a) Thủy xương bồ 6g, hoài sơn 12g; mạch môn, cam thảo dây, mỗi vị lOg; bán hạ chế 8g, táo nhân 6g, chu sa 0,6g. Chu sa gói riêng uống với nưóc sắc các vị thuốc trên (không sắc chu sa vì gây độc).

b) Thủy xương bồ 6g; long cốt, đảng sâm, mỗi vị 12g; phục linh 8g, viễn chí 6g, chu sa 0,6g. Chu sa gói riêng uống vói nước sắc các vị thuốc trên. Hoặc tất cả tán nhỏ làm hoàn uống một ngày 20g, chia 2-3 lần uống.

16. Chữa bệnh bại liệt trẻ em ở giai đoạn trước khi liệt: Thủy xương bồ 6g, kim ngân 16g; sinh địa, trúc diệp, huyền sâm, mỗi vị 12g; liên kiều, uất kim, chi tử, hoạt thạch, hoàng cầm, mỗi vị 8g; sừng dê 8g. sắc uống trong ngày.

17. Chữa sốt rét: Thân rễ xương bồ 8g; lá ngải cứu, lá na, mỗi vị lOg. Sắc uống ngày một thang, trong 5-7 ngày. Cây nhỏ, sống lâu năm, cao 0,4 - 1 m. Rễ củ mập, hình trụ, có nhiều ngấn ngang. Thân hình trụ, nhẵn, hơi hóa gỗ ở gốc, màu lục hoặc tía, phân cành ở gần ngọn. Lá mọc so le, hình bầu dục - mũi mác, dài 10 - 20 cm, rộng 6-8 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, gân chính nổi rõ ở mặt dưới; cuống lá dài vùng núi phía bắc; ở độ cao 700 - 1600 m như Sa Pa, Mường Khương (Lào Cai); Kỳ Sơn (Nghệ An); Phong Thổ (Lai Châu); Quan Hoá (Thanh Hoá)... Cây còn thấy ở nhiều nước khác, như Pakistan, Ân Độ, Nêpan,

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC