Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Trái Mỏ Quạ

09:05 19/05/2017

Trái Mỏ Quạ có tên khác: Mộc tiền bầu.

Họ: Thiên lý (Asclepiadaceae)

Mô tả

Cây leo phụ sinh, mọc bám, phân nhánh nhiều, các nhánh mọc thõng xuống. Thân nhẵn, có nhựa mủ trắng, phình lên và có rễ ở những mấu. Lá mọc đối, dày và dai, có phủ lóp phấn màu vàng nhạt, có hai thứ lá : lá hình tròn, dài và rộng 1,2 - 1,5 cm, đầu hơi nhọn; lá hình bầu, dài 5 - 10 cm, rộng 2 - 3 cm, hơi cong, gốc bằng hoặc lõm, đầu tù, phiến có cạnh, gần cuống có một lỗ nhỏ, mặt ngoài nhăn nheo, mặt trong rỗng, màu nâu đỏ sẫm, chứa nhiều rễ nhỏ (do hình dạng đặc biệt của loại lá bầu này, nên nhân dân địa phương tưởng nhầm là quả mà gọi là trái mỏ quạ).

Cụm hoa là một tán đơn gồm 5-10 hoa màu vàng nhạt; đài có răng phủ đầy lông ở mặt ngoài; tràng có ống hình trứng có lông ở ngoài, cánh ngắn tù; tràng phụ có 5 phiến nhỏ đính vào gốc cột nhị nhụy. Quả đại cong, dài 5 - 7,5 cm, rộng 8 mm, thót lại ở hai đầu; hạt hơi thuôn.

Phân bố, sinh thái

Chi Dischidia R. Br. có 9 loài ở Việt Nam, trong đó có cây trái mỏ quạ. Trái mỏ quạ là loài cây của vùng nhiệt đới, phân bố ở Nam và Đông Nam châu Á, như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ở Việt Nam, trái mỏ quạ phân bố ở các tỉnh phía nam, từ Quảng Nam, Quảng Ngãi và Tây Nguyên trở vào; chưa thấy ở các tình phía bắc. Cây thưòng phụ sinh trên thân và cành các cây gỗ ở rừng thưa, rừng rụng lá và nửa rụng lá; đôi khi cũng gặp ở ven rừng kín thường xanh hoặc trên một vài cây gỗ ở đổi cây bụi hay nương rẫy.

Trái mỏ quạ là cây ưa sáng và có khả năng chịu hạn tốt. Ở một số điểm thuộc vùng khô hạn nhất như Ninh Thuận, cây vẫn tồn tại và sinh trưởng phát triển tốt, ra hoa quả vào mùa khô, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Hạt có túm lông nhỏ, phát tán nhờ gió.

Bộ phận dùng

Lá (hình bầu) thu hái quanh năm, đem về bổ đôi hay bổ làm 4 mảnh, cạo hết rẻ nhỏ bên trong, rũ hết kiên, rồi rửa sạch, phơi khô, sao qua cho thơm.

Công dụng

Ở vùng rừng u Minh (Cà Mau, Minh Hải), nhân dân có kinh nghiệm dùng lá hình bầu của cây trái mỏ quạ chữa tê dại, đau nhức chân tay. Lấy 200g thái nhỏ, ngâm với một lít rượu trắng cùng với quả hồi hoặc vỏ quế 4 - 8g trong 15-20 ngày. Thỉnh thoảng lắc đều, lọc bỏ bã. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ. Lá còn dùng trị rắn độc cắn.

Ngoài ra, lá trái mỏ quạ (12g) phối hợp với rễ cây mua (12g) thái nhỏ sắc vối 400 ml nước còn 100 ml uống làm một lần trong ngày chữa vàng da; với rễ cây khế chua (10g) sắc uống chữa đau dạ dày. Ở Ấn Độ và Malaysia, rễ và thân trái mỏ quạ nhai với lá trầu không để chữa ho.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC