Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần V

Vải

16:05 04/05/2017

Còn gọi là quả vải, lệ chi, phle kulen (Cămpuchia).

Tên khoa học Litchi sinensis Radik. (Nepheỉium litchi Cambess, Euphoria litchi Desf).

Thuộc họ Bồ hòn Sapindaceae.

A. Mô tả cây

Vải là một cây to có thể cao tới 10m. Cành thường mọc ngang, lá kép chắn, gồm 3 đến 4 đôi lá chét hình mác, hay thuôn dài, hai đầu tù, dai, mặt trên bóng, mặt dưới mờ. Hoa mọc thành chuỳ tận cùng, trên cành mang hoa phủ đầy lông nâu nhạt. Hoa không cánh, 5 lá đài đính nhau. Nhị 7-10, 3 lá noãn nhưng 1 lép nên bầu chỉ có 2 ô, mỗi ô chứa một noãn. Quả hình cầu, to gần bằng quả trứng gà, vỏ quả khô và mỏng, sần sùi chứa một hạt to bao bọc bởi một áo hạt trắng, mẫm, nhiều nước, thơm ngọt và chua, ăn được.

Vải và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cầy vải được trồng ở khắp Việt Nam, còn thấy ờ Cãmpuchia, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, phía bắc Ấn Độ. Quả vải thu hoạch vào tháng 5-6 dùng ăn tươi hay sấy khô hoặc đóng hộp dùng dần. Hạt vải thái mỏng phoi hay sấy khô dùng làm thuốc vói tên lệ chi hạch.

C. Thành phần hoá học

Trong áo hạt (tử y) ta thường gọi là múi vải có chất đưòng chủ yếu là glucoza (66%); một ít dưới dạng sacaroza (5%); protein 1,5%; chất béo 1,4%; vitamin c (trung bình 40mg trong 100g dịch áo hạt); vitamin C2, vitamin A và B (hai thứ vitamin này thường chỉ thấy trong áo hạt tươi, khô thì thường mất đi), axit xitric. Trong hạt vải (lệ chi hạch) có tanin 1-1,5%, độ tro 1-1,2%, độ ám 10-12%, chất béo 5-6%.

D. Công dụng và liều dùng

Áo hạt được dùng ăn và làm thuốc từ lâu đời. Trong tài liệu cổ người ta cho rằng áo hạt có vị ngọt, chua, tính bình hay ôn, không có độc. Có tác dạng nuôi huyết, làm hết phiền khát, tiêu thũng, chữa những bệnh mụn nhọt, làm cho đậu mọc dễ, ăn nhiều đẹp nhan sắc nhưng trong tác giả cổ cũng có tác giả lại nói rằng ăn nhiều thì phát nhiệt, chảy máu cam và đau răng (Mậu Hy Ung và Hoàng Cung Tú). Ngày dùng 10-16g áo hạt khô. Hạt vải (lệ chi hạch) cũng là một vị thuốc được dùng từ lâu đời.

Theo tài liệu cổ, lệ chi hạch có vị ngọt, chát tính ôn, không có độc. Có tác dụng tán hàn, thấp kết khí, là thuốc chữa âm nang sưng đau (thoát vị). Còn dùng chữa ỉa chảy của trẻ em. Ngày dùng từ 4 đến 8g dưới dạng bột hay sắc uống. Các bộ phận khác. Ngoài ra người ta còn dùng hoa, vỏ thân và rễ sắc lấy nước súc miệng chữa bệnh viêm họng, đau răng.

Đơn thuốc cổ vải và hạt vải Chữa nhọt: Múi vải giã nát với ô mai thành cao đắp lên mụn nhọt (theo sách Tế sinh bí lãm). Đơn khác: 5-7 múi vải giã nát với ít hồ nếp, dàn thành miếng cao dán lên nơi mụn nhọt (để hở miệng) (theo sách Phổ tể phương). Chữa nấc: Vải cả quả đốt thành than tán bột hoà với nước nóng mà uống. (F phương trích yếu). Chữa đậu sang không mọc: Múi vải ngâm rượu cho uống. Ngày dùng 2-3 múi.

Đau răng: Quả vải để cả vỏ hạt, thêm ít hạt muối, đốt thành than, nghiền nhỏ, xát vào răng thì thấy kết quả.

Chữa hòn dái sưng đau: Hạt vải đốt thành than nghiền với rượu cho uống, mỗi ngày 4 đến 6g

Đơn khác: 49 hạt vải thái mỏng, sấy khô, tán nhỏ, trẩn bì 36g sấy khô tán nhỏ, lưu hoàng 16g, tất cả ba vị tán nhỏ, dùng nước cơm thêm ít muối làm thành viên bằng hạt đậu xanh, lúc nào đau uống 9 viên thuốc này, dùng rượu mà chiêu thuốc. Đơn khác: Hạt vải, trần bì, hồi huơng ba vị bằng nhau tán nhỏ, mỗi lần uống 4 đến 6g, dùng rượu chiêu thuổc.

Chú thích:

1. Ngoài cây vải nói trên, trong nhân dân đặc biệt ở miền Nam hay uống và dùng loại vải thiều hay lôm chôm, chôm chôm, ser mon hay chle sao mao (Campuchia) có tên khoa học là Nephelium ỉappaceum L. cùng họ. Cây cao vừa phải, lá kép gồm 1 đến 4 đôi lá chét, hoa mọc thành chuỳ dài vượt lá, quả hình trứng, dài 6 cm, có lông to và cứng, hạt có áo hạt dính. Được trồng nhiều ở miền Nam ít trồng ờ miền Bắc nước ta. Còn mọc ở Cămpuchia, Inđônêxia, Thái Lan. Áo hạt ăn được nhưng kém vải do dính vào hạt, vị chua ngọt, thơm dễ chịu. Hạt đắng và gây say, chứa 35-48% chất dầu béo đặc gần như bơ cacao, gồm arachidin kết hợp với olein, có thể dùng chế xà phòng hay nến. Quả và vỏ quả được dùng chữa ỉa chảy, sốt, kiết lỵ. Trong vò quả có tanin và một saponin độc.

2. Một số người ăn quả vải bị ngộ độc (người nôn nao,nổi mề đay, đau bụng dữ dội, nôn mửa, ỉa chảy, khó thở, huyết áp hạ...) không phải do bản thân quả vải mà là do một thứ nấm độc Candida tropicalis thường thấy ở núm những quả vải chín quá, dập nát, úng thối. Hàm lượng đường, pH, axit là môi trường cần thiết cho nấm phát triển. Vậy không nên ăn quá nhiều, nhất là khi thấy thấy chất lượng quả có những biến đổi khác thường.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC