Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần V

Vương Tùng

11:05 18/05/2017

Clausena indica (Dalz.) Oliv.

Tên khác: Củ khỉ, hồng núi, sơn hoàng bì, cây sọ khỉ, cây ton, xi hắc (H' Mông).

Họ: Cam (Rutaceae).

Mô tả

Cây nhỏ hay cây nhỡ, cao 3 - 4 cm. có khi hơn. Vỏ thân có nốt sần. Cành non màu đỏ tím. Là kép mọc so le, gồm 5 -7 lá chét dày, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 2 - 3,5 cm, gốc gần tròn, đầu thuôn nhọn, mép nguyên hoặc có răng cưa rất nhỏ, gân lá 5 - 7 đôi. Soi lá lên thấy những chấm nhỏ, đó là những túi tinh dầu.

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành xim phân đôi; hoa nhiều màu trắng thơm; đài 4 - 5 răng nhỏ; tràng 4-5 cánh; nhị 8 - 10, một nửa dài bằng cánh hoa, một nửa ngắn hơn, đính đối diện với cánh hoa; bầu hình cầu hoặc hình bầu dục. Q

uả dài 0,8 - 1 cm, đường kính 0,5 - 0,8 cm, khi chín màu đỏ, vỏ ngoài sần sùi.

Toàn cây có tinh dầu thơm mạnh, nhất là lá và quả.

Mùa hoa: tháng 4-8; mùa quả: tháng 9 -1.

Phân bố, sinh thái

Ở Việt Nam, chi Clausena Burnt f. có thể có 4 - 5 loài, trong đó có cây vương tùng, mới phát hiện ở một số điểm thuộc tỉnh Thanh Hóa (huyện Hà Trung, Nga Sơn, Đông Sơn), Ninh Bình (Đồng Giao, Hoa Lư) Hà Nam và ở đảo Cát Bà (Hải Phòng). Cây thường xanh, ưa sáng, chỉ thấy trong các quần hệ cây bụi trên núi đá vôi, mọc lên từ các khe đá hay hốc mùn. Khi còn nhỏ cây chịu bóng, về sau ưa sáng. Vương tùng ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Tuy nhiên, do địa hình núi đá vôi hiểm trở, chỉ có những hạt rơi được vào các hốc đá mới có khả năng nảy mầm. Cây cũng có khả năng tái sinh chồi khỏe sau khi bị chặt; đã từng được khai thác cất tinh dầu làm thuốc ở Thanh Hóa. Cây còn bị chặt làm củi hoặc bị phá hủy hoàn toàn do khai thác đá xây dựng, như ở khu vực Tam Điệp - Ninh Bình. Vì thế, vương tùng cũng là cây thuốc cần quan tâm bảo vệ ở Việt Nam. Cây trồng được bằng hạt ở nơi đất bằng phẳng hay trên nương rẫy.

Bộ phận dùng

Phần trên mặt đất, chủ yếu là lá và quả. Còn dùng rễ.

Thành phần hóa học

Lá và cành vương tùng chứa tinh dầu trong đó có menthon, isomenthon, limonen, p.cymen và hydroxymenthon (Lê Tùng Châu, 1992).

Hàm lượng tinh dầu cao nhất trong quả già (6%) và lá chét (5,52%). Ở cuống lá và cành, hàm lượng tinh dầu không đáng kể (0,23% và 0,11% tương ứng).

Tinh dầu có những đặc điểm: D20: 0,870 - 0,905; n^: 1,451 - 1,461; (Xp0: -31° đến -41°; chỉ số ester 5 - 8; hàm lượng carbonyl 78 - 94%.

Tác dụng dược lý

Ở Việt Nam, Lê Tùng Châu và cộng sự (Viện Dược liệu) đã nghiên cứu nhiều mặt về cây vương tùng và xác định tinh dầu của cây có tác dụng kháng khuẩn khá mạnh. Bằng phương pháp pha loãng hệ nồng độ trong môi trường lỏng, tinh dầu vương tùng cho các kết quả sau: Với nồng độ 50 mcg/ml có tác dụng ức chế các chủng: Shigelỉa monnei, Salmonella typhimurium, Salmonella choleraesuis, Escherichia coli, Kỉebsiella pneumoniae, Streptococcus agalactiae, Bacillus subtilis; Với nồng độ 75 mcg/ml, ức chế Staphylococcus ơureus CCM 885 và Staph. aureus CCM 2317; Với nồng độ 100 mcg/ml ức chế Streptococcus/aecaỉis CCM 1875. Ngoài ra, tinh dầu vương tùng còn có tác dụng diệt nấm Candida albicans. Bằng phương pháp sinh tự ký đã xác định hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn trong tinh dầu vương tùng là isomenton, menton và hợp chất alcol.

Tính vị, công năng

Vương tùng có vị đắng, hơi cay, tính mát, có tác dụng tiêu thực, kiện vị, hóa đờm, khư phong thấp, thanh nhiệt.

Công dụng

Ở Việt Nam năm 1965, cụ Đào Đình Khuê ở Thanh Hóa đã cất tinh dầu củ khỉ (vương tùng) làm thuốc chữa cảm mạo, sốt rét, đau nhức. Dựa trên kinh nghiệm đó, Xí nghiệp Liên hiệp dược và Trạm Nghiên cứu dược liệu tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp nghiên cứu khai thác cất tinh dầu, bào chế từ tinh dầu một dạng dầu xoa lấy tên "Dầu xoa vương tùng" để chữa cảm cúm, đau bụng. Có nơi dùng tinh đầu vương tùng phối hợp với một số tinh dầu khác như bạc hà, khuynh diệp, hương nhu để chế dầu xoa bóp chữa đau nhức, dầu uống chữa cảm sốt.

Ngoài tinh dầu, nhân dân còn dùng rễ và lá vương tùng (8 - 16g) sắc với 200 ml nước còn 50 ml uống làm 2 lần trong ngày, chữa tê thấp, cảm sốt. Rễ vương tùng phối hợp với vỏ cây thông, cành tía tô và thuyền thoái (liều lượng bằng nhau), thái nhỏ nấu nước tắm có tác dụng chữa phù toàn thân. Rễ và lá vương tùng cùng nhiều vị thuốc khác còn được dùng đắp bó chữa gãy xương.

Bài thuốc có vương tùng

1. Chữa cảm cúm, đau bụng:

Ngày uống 10-15 giọt tinh dầu vương tùng, kết hợp dùng dầu xoa.

2. Chữa cảm sốt, phong thấp, đau nhức khớp xương:

Lá, cành, rễ vương tùng 20 - 30g. sắc nước uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC