Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Canh Châu

14:05 18/05/2017

Tên đồng nghĩa: Sageretia thea M. c. Johnston

Tên khác: Trân châu, kim châu, sơn minh trà, tước mai đằng, xích chu đằng, khau slan (Tày).

Họ: Táo ta (Rhamnaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, dạng bụi, phân cành nhiều. Cành non mềm, màu xám nhạt, có lông tơ, cành già nhẵn, màu xám nâu, có gai do cành nhỏ biến đổi. Lá mọc so le, hình bầu dục hay hình trái xoan, dài 2 - 10cm, rộng 0,8 - 5cm, gốc tròn, đầu tù hơi nhọn, mép có răng cưa nhỏ, mặt trên sẫm sỉn, mặt dưới nhạt có gân nổi rõ; cuống ngắn hơi có rãnh; lá kèm hình sợi, dễ rụng.

Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá; hoa thường tụ họp 1 - 4 cái màu trắng; lá bắc hình tam giác có lông, đài hình chén, 5 răng có lông ở mặt ngoài; tràng 5 cánh, hơi ngắn hơn lá đài; nhị 5 dài bằng cánh hoa; bầu 3 ô.

Quả nhỏ, hình cầu, nạc, màu đen hoặc tím nhạt, có đài tổn tại; hạt 1 - 3 màu xám nhạt, nhẵn bóng. Toàn cây có lông nhỏ.

Mùa hoa quả:Tháng 10-1.

Canh châu và tác dụng chữa bệnh của no

Phân bố, sinh thái

Chi Sageretia Brongn. gồm các đại diện là cây bụi, thường xanh hoặc rụng lá về mùa đông, phân bố rải rác ở vùng nhiệt đói và á nhiệt đới. Ở Việt Nam, chi này có 3 hoặc 4 loài, trong đó canh châu là loài phổ biến nhất ở hầu hết các tỉnh trung du, đồng bằng và miền núi, nhiều nhất ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hòa Bình.... ở miền Nam gặp ít hơn. Độ cao phân bố không quá l000m.

Canh châu là loại cây bụi gai, ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc lẫn trong các lùm bụi ven đồi, bờ nương rẫy, quanh làng hoặc ven đường đi. ở vùng đồng bằng, còn thấy cây mọc ở bờ ao hoặc theo dọc các kênh mương. Cây mọc ở vùng đồi có khả năng chịu hạn tốt, do có bộ rễ rất phát triển. Canh châu ra hoa nhiều, đậu quả ít. Cây có khả năng tái sinh cây chồi sau khi chặt.

Bộ phận dùng

Cành, lá và rễ, thu hái quanh năm, phơi khô.

Thành phần hóa học

Canh châu chứa friedelin, acid syringic, p - si - tosterol, daucosterol, acid glucosyringic, taraxasterol (Lu Lizhen và cs, 1994).

Tính vị, công năng

Canh châu có vị đắng, hơi chua, tính mát, có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, giải độc.

Công dụng

Canh châu đã được dùng làm thuốc ở nước ta từ lâu. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) sử dụng với tên xích chu đằng để làm thuốc đắp vết thương. Hải Thượng Lãn Ông dùng canh châu chữa sưng mặt, sưng mình, ban, sởi, chữa tắc tia sữa hoặc lở loét, vết thương, sai khớp, bong gân, mụn nhọt. Ngày 10 - 20g sắc uống. Dùng ngoài, lấy lá tươi nấu nước tắm hoặc giã đắp.

Quả ăn được, có vị chua hơi ngọt. Lá dùng riêng hoặc phối hợp với lá vối, nấu nước uống thay trà, có tác dụng giải khát, để phòng bệnh sởi. Người bị tỳ vị hu hàn, đại tiện lỏng, không nên dùng.

Bài thuốc có canh châu

1. Chữa trẻ em sưng mặt, sưng mình, ban da, bị bệnh sởi, sốt, ho, khát nước:

Canh châu (cành và lá) 20g, tầm gửi cây khế 18g, sắn dây 12g, cam thảo dây 8g, hương nhu 8g, hoắc hương 8g. sắc nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.

2. Chữa sởi chậm mọc:

Rễ canh châu 30g, thái mỏng, sắc, chia làm 3 lần uống trong ngày.

3. Chữa lở ngứa, mụn nhọt:

Canh châu 24g, hạ khô thảo 20g, bồ công anh 20g, rễ cỏ xước 20g, lá đơn đỏ l0g. sắc uống chia làm 2 lần trong ngày.

4. Chữa vết thương lâu liên miệng:

Lá canh châu, lá thồm lồm (lượng bằng nhau), đinh hương một nụ, giã nhỏ đắp (Bách gia trân tàng).

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC