Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cây sui

16:04 28/04/2017

Còn gọi là cây thuốc bắn, nỗ tiễn tử, nong (Lào, vùng Viêntian).

Tên khoa học Antiaris toxicaría Lesch., (A. innoxia Blume, Antiaris saccidoin Dalz.).

Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

Cây có chất độc thường dùng chế tên thuốc độc, cần hết sức cẩn thận.

A. Mô tả cây

Cây sui là một loại cây lớn, có thể cao tới 30m, có gốc rất lớn.

Lá nhị lệ, có cuống dài 8-1 Om, phiến lá dài chừng 6cm, rộng khoảng 5,5cm. Cả hai mặt lá đều hơi nháp. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, cùng gốc: Hoa đực mọc tụ trên một đế hoa phổng phồng khum lên, quanh đế hoa có tổng bao gồm nhiều hàng lá bắc, hoa cái mọc đơn độc trên một đế cũng có tổng bao. Quả thịt dài 18mm, dày 12mm. Hạt hình trứng, dài 13mm, rộng 8mm

Cây sui và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố và thu hái

Cây sui mọc hoang khá nhiều ở các miền núi Việt Nam. Ngoài ra còn mọc hoang cả ở miền nam Trung Quốc (Hải Nam), Ấn Độ, Inđônêxya và MaLaixia. Nhân dân vẫn thường lấy nhựa sui bằng cách băm vỏ cây. Thu nhập nhựa chảy ra, dùng để tẩm tên thuốc độc bằng tre hay bằng kim loại để săn bắn thú rừng lớn. vỏ cây sui được làm chăn đắp hay may quần áo, hoặc làm túi đựng các đồ vật.

C. Thành phần hóa học

Nhựa sui được nghiên cứu tại các nước từ lâu.Năm 1890, người ta đã phân tích lấy được từ trong nhựa sui hai chất glucozit làm mạnh tim, độc gọi là anpha antiarin (a-antiarin) và bêta antiarin (P-antiarin). a-C29H420n.4H20 là một chất bột có tinh thể, phản ứng trung tính.Nó tan trong 250 phần nước ở 20° và 27 phần nước sôi, 70 phần rượu 85°, 2.800 phần ête.

Thuốc thử kiliani (axit sunfuric có pha sắt ba sunfat) hòa tan antiarin cho dung dịch màu vàng sau ngả màu vàng cam. HC1 pha loãng trong môi trường rượu đun sôi, thủy phân antiarin để cho một đường tương tự như ramnoza gọi antiaroza hay d gulometyloza C6H12O5 và một chất không đường có tinh thể gọi là antiarigenin có độ chảy 180°c. CL-antiarin chảy ở 242°c (có tài liệu nói độ chảy của antiarin.4H20 là 220-225°C) độ quay cực aD =- 4°. fì-antiarin C29H420ir3H20 có cùng một công thức như a-antiarin, nhưng ngậm có 3 phân tử nước. Thủy phân ß-antiarin cho :1. ramnoza và antiarigenin. ß-antiarin có tinh thể hình kim hay hình trụ. Độ chảy 225°c (có tài liệu nói 206-207°Q. Cả hai chất (X-antiarin và ß-antiarin, khi thủy phân mạnh đều cho dihydroantiarigenin. Do đó các tác giả Tschesche và Haupt (1936) cũng như Reichstein (1948) cho rằng hai chất antiarin chì khác nhau do phần đường mà thôi và antiaroza hay d.gulometyloza ở antiarin cũng chỉ là đồng phân của 1. ramnoza (ở antiarin). 

D. Tác dụng dược lý

Các chất a- và ß-antiarin đều rất độc và có tác dụng mạnh tim.

1. Theo Trần Khắc Khôi (1937, J. Am. Pharm. Assoc. 26: 214), tác dụng của ß- antiarin mạnh hơn a-antiarin.

2. Theo Ridley H. H. (1930, J. Trop. Med. Hỵg.: 185-186) thì nhựa sui nguyên chất sánh và hấp thụ chậm. xuyên. Nhưng nếu dùng nước sắc của cây mã tiền Sírychnos ovalifolia để làm lỏng nhựa sui rồi cũng tiêm dưới da như trên thì làm con chó thở mau, khó nhọc, nôn mửa, co quắp rồi chết.

3. Năm 1949 hai tác giả Trung Quốc Toàn Từ Quang và Hàn Triết Vũ (Trung Hoa y học tạp chí 31: 120) có báo cáo về độc tính của antiarin.

4. Thường người ta cho rằng nhựa sui uống không độc, nhưng nếu có vết thương, vết loét, nhựa vào thẳng máu thì rất độc. Nó gây kích ứng mạnh trên da và có thể gây viêm mắt nguy hiểm. Tuy nhiên, người ta ăn những thịt con vật bị tên tẩm nhựa sui bắn chết mà không có hiện tượng ngộ độc.

E. Công dụng và liều dùng

Có người cho rằng nhựa sui uống vào chữa đau bụng và gây đi ỉa mạnh nhưng việc sử dụng rất nguy hiểm có thể chết người. Thường người ta chỉ hay dùng nhựa sui tẩm tên độc để săn bắn các thú rừng lớn. Thịt những thú rừng săn được mềm mại ăn được.

Muốn làm chăn sui thay thế vỏ sui may quần áo, người ta ngâm vỏ cây sui trong hồ ao trong vài ngày. Sau đó bóc lấy vỏ. Khi làm vỏ cần chú ý tay và cánh tay không có vết sây sát, thương tổn, vì nếu để nhựa sui vào máu thì bị độc rất nguy hiểm. Cần chú ý nghiên cứu.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC