Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thanh Cao

11:05 08/05/2017

Thanh Cao còn gọi là thảo cao, hương cao, thanh hao.

Tên khoa học Artemisia aplacea Hance.

Thuộc họ Cúc Artemisia (Compositae).

Thanh cao (Herba Ạrtemisiae apiaceae) là toàn bộ phận trên mặt đất cây thanh cao phơi hay sấy khô. Tên thanh hao còn dùng để chỉ một cây nữa (xem chú thích ở dưới) cần chú ý để tránh nhầm lẫn.

A. Mô tả cây

Thanh cao là một loại cỏ mọc hằng năm hay hai nãm, cao chừng 0,3-l,5m, rất nhiều cành ngay từ giữa cây. Toàn thân có mùi thơm. Lá mọc so le, hai lẩn xẻ lông chim, phiêh lá chét rất nhỏ, mép nguyên hoặc mỗi dìa có 1-3 chỗ rách nhỏ. Cuống lá ngắn và hẹp. Cụm hoa hình đầu, đường kính 6mm, trông như một quả con. Xung quanh là hoa cái ở giữa là hoa lựỡng tính

Thanh cao và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam, nhiều nhất ở Hà Nội, Hải Hưng (xã Tân Quang, thôn Nghĩa Trai), Lạng Sơn, Cao Bằng. Còn thấy ở ven bờ sông, bờ biển. Tại các nước khác cũng có như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên. Vào các tháng 7- 10, cây ra hoa kết quả, hái về, phơi hay sấy khô. Để nơi khô ráo.

C. Thành phần hoá học

Trong cây thành cao có tinh dầu, chất đấng và một ancaloit gọi là abrotanin C21H22N20

D. Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ thanh cao vị đắng, tính hàn, vào 2 kinh can và đởm. Có tác dụng thanh thử tịch uế, trừ âm phận phục nhiệt. Dùng chữa sốt chưng, lao nhiệt, mồ hôi trộm, sốt rét, mụn nhọt. Thanh cao chỉ mới thấy dùng trong đông y làm thuốc chữa các chứng sốt, (sốt cảm, sốt do bệnh phổi, thương hàn), sốt mà mồ hôi không ra được, mồ hôi trộm, vàng da.

Đông y cho rằng vị thanh cao dùng lâu không có hại, mà còn làm cho ăn ngon cơm, chóng tiêu, chữa mệt mỏi về cơ thể và trí não. Còn dùng cẩm máu, chữa đổ máu cam, đại tiện ra huyết. Dùng ngoài da có tính chất sát trùng, chữa mụn nhọt lở ngứa. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc. Có thể dùng tới liều 20g một ngày. Đơn thuốc có thanh cao dùng trong nhân dân

1. Chữa mệt nhọc, kém ăn: Lấy một phần lá, 3 phần nước, đun và cô đặc. Viên bằng hạt ngô. Trước khi đi ngủ hoặc lúc đói uống 10-20 viên. Có thể dùng rượu nóng chiêu thuốc.

2. Chữa bệnh thương hàn, sốt do bệnh phổi, mồ hôi trộm (Diệp Quyết Tuyền): Thanh cao 20g, mạch môn 15g, đảng sâm 12g, sinh địa 15g, gạo sống 15g, nước 800ml. Sắc và cô còn 300ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC