Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thiến Thảo

15:04 21/04/2017

Còn gọi là tây thảo, mao sáng (mèo), thiên căn, thiến căn.

Tên khoa học Rubia cordifolia L.

Thuộc họ Cà phê Rubiacae.

A. Mô tả cây

Cây mọc leo, sống lâu năm, rễ sống dai, thân vuông, có gai rất nhỏ, mọc quặp xuống. Lá mọc vòng 4 lá một (thực tế là lá mọc đối, với lá kém phát triển trông như 4 lá mọc vòng). Phiên lá hình bầu dục, đầu nhọn, dài 2-4cm, rộng 2,5-3cm, mép cũng có gai, gân lá hình cung. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, mọc thành xim dài 3-20cm ở đầu cành hay kẽ lá. Quả tròn, màu đen, khi chín, trong chứa 1-2 hạt hình cầu, đường kính 4mm, hõm ở giữa, lưng phình lên. Mùa hoa quả: tháng 9-11

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại ở những vùng núi cao mát như Sapa, Nghĩa Lộ, Lai Châu. Người ta đào rễ vào thu đông, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô.

C. Thành phần hóa học

Trong rễ thiến thảo có chứa một chất glucozit, axit rutherythric, alizarin, một ít purpurin, rubiadin, glucoza. Dưới tác dụng của men (erythrozin hay rubiaza) axit ruberythric sẽ tách ra thành glucoza và alizazm hay dioxyanthraquinon, purpurin là một trioxyanthraquinon, chất glucozit sinh ra purpurin chưa tách được ra, rubiadin là một metiylpuroxanthin trong rubia sikkimensis là một đồng phân màu vàng của alizarin và là một dioxyanthraquinon.

D. Công dụng và liều dùng

Thiến thảo là một vị thuốc bổ, lợi tiểu, giúp ăn C14HGO2 ngon cơm , điều kinh . Còn dùng chữa thổ huyết tiểu tiện ra máu chảy máu cam .Ngày dùng 2-5g dưới dạng thuốc bột, có thể chế thành cao nước mềm dùng với liều 0,30 đến lg một ngày. Uống thuốc này, xương những người uống cũng có màu đỏ. 

Chú thích:

Tại những nước phương tây, người ta dùng rễ cây Rubia tinctorum L. vói cùng một công dụng. trước đây việc trồng cây này rất phát triển để làm thuốc nhuộm, có năm sản xuất lên tới 6 vạn tấn rễ. 

Nhưng sau khi tổng hợp được alizarin việc trổng cây này kém phát triển và từ đó việc dùng cây này làm thuốc cũng ít dần.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC